Viện nghiên cứu
Văn hoá Tín ngưỡng Việt Nam
Văn phòng đại diện phía Nam
Tin tức
Đọc báo online
Kiến nghị cơ quan
Du lịch tâm linh
Tập quán vùng miền
Di sản văn hoá
Hội thảo khoa học
Nghiên cứu Phật giáo
Pháp luật về tôn giáo
Nghiên cứu lịch sử
Tư vấn
Văn hóa tín ngưỡng
Tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng các tôn giáo
Thông tin khác
Giải trí
Du lịch
Văn học
Media
Hình ảnh
Video
Trang chủ
Văn hóa tín ngưỡng
Tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng dân gian
Tứ phủ Thánh Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tứ phủ Thánh Hoàng hay Tứ phủ Quan Hoàng là các Ông Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn được dân gian gọi là Thập vị Ông Hoàng mà ta hay thấy tọa dưới hàng Chầu Bà và Ngũ Vị Tôn Quan trên ban thờ Tứ phủ. Đây là các vị Thánh nam thuộc về bốn phủ: Thiên, Điạ, Thoải và Nhạc. Huyền tích về sự xuất hiện của họ thường có liên hệ mật thiết với các nhân vật lịch sử, danh tướng có công đánh dẹp giặc hay những người khai sáng, mở mang cho đất nước, địa phương nơi họ hiển linh.
Xem chi tiết
Màu sắc, trang trí và trang phục Mẫu Tứ phủ
Ngũ sắc và biểu tượng về ngũ sắc không chỉ là của riêng tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, mà còn của nhiều tín ngưỡng dân gian khác của dân tộc ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, quan niệm và biểu tượng ngũ sắc được thể hiện một cách nhất quán, rõ nét nhất trong hệ thống tín ngưỡng này.
Xem chi tiết
Tranh và Tranh thờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong số các tranh thờ này, có những bức tranh đạt giá trị nghệ thuật cao, điển hình là tranh Ngũ Hổ, tranh Hắc Hổ. Ở đây có sự kết hợp bố cục tranh 5 con Hổ rất chặt chẽ, các dáng ngồi của Hổ tiềm tàng sức mạnh, các đường nét và màu sắc khi thể hiện râu, nét mặt, ánh mắt rất sinh động. Có thể coi bức tranh Ngũ Hổ này như là một trong những tuyệt tác của nghệ thuật tranh dân gian.
Xem chi tiết
Kiến trúc đền, phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong các đền, điện không chỉ có thờ Mẫu mà còn thờ nhiều vị thần khác, do vậy, bản thân kiến trúc đền thờ Mẫu không mang những nét hoàn toàn riêng biệt giống như ngôi đình thờ Thành Hoàng làng. Có nét riêng, chăng là ở môi trường kiến trúc và bố trí mặt bằng kiến trúc của đền phủ.
Xem chi tiết
Múa bóng, một loại hình diễn xướng tổng hợp gắn với tục thờ Mẫu và thờ Nữ thần ở Trung và Nam Bộ.
Ở miền Trung và Nam Bộ, bên cạnh hình thức hầu bóng bên trong các đền, điện thờ Mẫu Tứ phủ do lớp người Việt sau này mang vào, thì còn thấy hình thức diễn xướng Múa bóng và Hát bóng rỗi, thường diễn ra tại các đền.
Xem chi tiết
Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ
Múa trong hầu bóng thường là múa đơn (nam hay nữ). Trong hầu đồng ở các ngôi đền, điện ở Huế thì có hai hình thức hầu, hầu lễ và hầu vui (hay hầu hội đồng). Trong hầu lễ thì chỉ có xác đồng nam hay nữ vừa múa, giống như hầu bóng tại các ngôi đền ở các nơi khác trong nước. Nhưng khi hầu vui thì nhiều xác đồng cùng hầu và cùng nhảy múa, tuy nhiên giữa họ, hầu như không có sự phối hợp nào khi nhảy múa cả.
Xem chi tiết
Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.
Xem chi tiết
Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ
Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.
Xem chi tiết
Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.
Xem chi tiết
Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc
Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.
Xem chi tiết
Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ
Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.
Xem chi tiết
Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển
Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Xem chi tiết
Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng
Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.
Xem chi tiết
Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao
Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Xem chi tiết
Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Dao đỏ
Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ người Dao đỏ tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Xem chi tiết
Những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
Về nhận thức đúng những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn, từ đó xác định thái độ của các tín hữu thờ Mẫu, của những người quản lý xã hội và người dân đối với di sản văn hóa tinh thần này. Có thể nêu một số giá trị tiêu biểu: “Mẹ tự nhiên”, một thế giới quan cổ xưa của người Việt.
Xem chi tiết
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu
Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống quan trọng và đầy màu sắc của người dân Việt Nam. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, người Việt tổ chức các hoạt động đặc biệt như múa lân, đốt pháo hoa, làm đèn lồng và thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh Trung Thu. Đặc biệt, Tết Trung thu còn mang ý nghĩa là dịp để các thế hệ gia đình sum họp, chia sẻ niềm vui và tình yêu thương.
Xem chi tiết
Tứ vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sản phẩm tinh thần của xã hội Việt Nam truyền thống tuy nhiên do tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người đến những ước vọng mang tính trần tục, vĩnh hằng (Phúc, Lộc, Thọ), nên nó luôn tìm được những sinh khí mới trong xã hội hiện đại, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, xã hội đô thị hóa. Điều đó lý giải vì sao tín ngưỡng thờ Mẫu luôn “trẻ hóa” và bùng phát trong điều kiện xã hội Việt Nam đương đại.
Xem chi tiết
Hệ thống thánh thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Đứng trên góc độ loại hình tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình nảy sinh, vận động và biến đổi đã và đang trong quá trình chuyển hóa sơ khai từ một tín ngưỡng nguyên thủy để trở thành một hình thức tôn giáo dân gian sơ khai.
Xem chi tiết
Truyền thuyết về điện thờ Thánh Mẫu ở Huế
Cũng theo truyền thuyết, vua Gia Long đã từng gặp Mẹ trời ở núi Thiên Mụ bên Hương Giang. Lúc đó bà hiện thân là Bà già bán nước bên đường. Bà đã trao cho nhà vua nắm hương đang cháy và mách nhà vua đi xuôi về hạ nguồn sông Hương, mỗi bước chân lại cắm một nén nhang, khi nào đến nén nhang cuối cùng thì là nơi lập kinh đô, đó là kinh đô Huế ngày nay.
Xem chi tiết
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Top