banner 728x90

Múa bóng, một loại hình diễn xướng tổng hợp gắn với tục thờ Mẫu và thờ Nữ thần ở Trung và Nam Bộ.

25/09/2024 Lượt xem: 2368

Ở miền Trung và Nam Bộ, bên cạnh hình thức hầu bóng bên trong các đền, điện thờ Mẫu Tứ phủ do lớp người Việt sau này mang vào, thì còn thấy hình thức diễn xướng Múa bóng và Hát bóng rỗi, thường diễn ra tại các đền. Miếu thờ Bàn thờ Thánh Mẫu, trong đó tiêu biểu nhất Tháp Bà ở Nha Trang và đền Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ vào dịp kỵ giỗ Thánh Mẫu tháng Ba hàng năm. Theo ý kiến của nhiều người nghiên cứu thì hình thức Múa bóng này là của người Việt ở Trung và Nam Bộ tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Múa bóng của người Chăm, trong đó tiêu biểu là các Pa Jao Chăm trong các ngày lễ thờ Nữ Thần Pô Inư Nưgar ở các ngôi đền tháp.

Tháp Bà bên bờ sông Cái ở Nha Trang

Tiêu biểu nhất cho sự tiếp thu và giao lưu Việt Chăm này là việc thờ cúng Bà mẹ Chăm ở Tháp Bà Nha Trang và cùng với nó là việc hình thành Xóm Bóng, xóm của những nghệ nhân chuyên múa bóng, đã tạo nên phong cách múa bóng Nha Trang của người Việt. Ở đây, có lúc người ta còn mở trường đào tạo nghệ nhân múa bóng:

Ai về Xóm Bóng thăm nhà

Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn không?

Còn múa Bóng Nam Bộ thì cũng từ múa bóng Trung Bộ truyền vào, tuy nhiên, trong môi trường mới, nó cũng có những sắc thái riêng địa phương.

Múa bóng thực chất là múa dâng lễ trong các nghi lễ ở các đền, miếu, tháp thờ các Bà, Thánh Mẫu. Người múa bóng đội lễ vật lên đầu sao cho các lễ vật đó luôn ở trạng thái thăng bằng không rơi được, đi từ ngoài vào tới bệ thờ. Từ nguồn gốc nghi lễ như vậy, sau này còn có múa bóng giúp vui, đều mang tính tạp kỹ, mà người Việt Nam Bộ gọi chung là Múa đồ chơi.

Múa bóng ở lễ hội Tháp Bà Pô Nagar

Nét khác biệt dễ thấy nhất giữa Hầu bóng và Múa bóng là tuy cùng là diễn xướng tổng hợp âm nhạc, múa, nhưng nếu hầu bóng chú ý nhiều âm nhạc và hát thì múa bóng lại chú ý nhiều tới Múa. Đấy là chưa kể hầu bóng là sự nhập hồn của Thánh vào thân xác con đồng, thì múa bóng chỉ là hành động dâng lễ của người trần lên thần linh. Tính linh thiêng và sự tuân thủ lệ luật của hầu bóng cao hơn nhiều so với múa bóng. Nói tóm lại, Múa bóng chỉ là một hành động mang tính nghi lễ do vậy nó dễ biến thể thành các trò tạp kỹ mua vui trong những ngày hội.

Làm nền cho múa bóng thì người ta cũng dùng âm nhạc. Đó là nhạc lễ, gồm trống và đàn, diễn tấu bài Trống màn hay một bản đàn nào đó, như Mẫu đơn, Khúc ca hoa chúc, Mạnh Lệ Quân, thâm chí nhạc bài “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Như vậy là không có âm nhạc của Múa bóng kiểu như nhạc chầu văn của Hầu bóng.

Tiêu biểu nhất của Múa bóng nghi lễ là điệu Dâng Bông tức dâng hoa. Vũ nữ mang tính cầm hoa trên tay hay trên đầu vừa múa vừa tiến vào bàn thờ, chủ lễ đón hoa đặt lên bàn thờ. Động tác múa tùy hứng, như uốn thân người, nhích vai, guộn tay… bởi thế không vũ công nào múa giống vũ công nào. Thường nghi lễ này diễn ra ba lần, gọi là “ba chặp”.

Múa Dâng Mân là điệu Múa bóng tiêu biểu mang tính nghi lễ, đồng thời cũng mang tính tạp kỹ cao. Mâm có 3 loại: mâm ngũ sắc (5 màu ngũ hành), mâm vàng, mâm bạc đó là hình  tháp làm bằng giấy nhiều màu, hình ảnh của ngôi tháp Chàm, dâng ngôi tháp cho các thần linh ngự.

Lễ dâng bông của người Khmer

Ngoài hai điệu múa mang tính nghi thức, trong hệ thống các điệu múa đồ chơi của Múa bóng Nam Bộ còn có các điệu khác nữa, như Múa hoa huệ và Múa dù. Múa với các đạo cụ là múa trống chầu, chiếc lu và chiếc khạp, múa xe đạp Ma ghế đẩu, múa dao phay, múa rót rượu, múa Lục bình chưng bát tiên… Nói chung các điệu múa đồ chơi này đã mang tính chất là Múa xiếc đơn giản, mang nặng tính tạp kỹ, không gắn bó nhiều với các nghi lễ các đền, miếu, tháp. Trong các dịp lễ hội, các đoàn múa bóng tạp kỹ này tụ hội về đền Bà Chúa Xứ để biểu diễn vừa mang tính nghi lễ vừa mua vui cho người đến xem hội. Chính vì vậy ở Cần Thơ, trên cơ sở các hoạt động múa tạp kỹ này người ta đã tập hợp thành đội múa Xiếc dân gian, hoạt động như một đoàn ca nhạc thông thường.

Như vậy, Múa bóng Nam Bộ cũng như Hầu bóng ở Bắc Bộ, trong quá trình hình thành của nó đã tiếp nhận nhiều yếu tố của diễn xướng dân gian, từ đó phát triển lên hình thành các hình thức diễn xướng nghi lễ. Rồi cũng từ đó lại dân gian hóa, đời thường hóa làm giàu cho các sinh hoạt văn hóa dân gian.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các khái niệm cơ bản về nơi thờ tự

Trong hệ thống đền thờ ở Việt Nam, có thể nói những đền thờ thuộc Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ chiếm đa số, với số lượng rất lớn tạo thành một hệ thống Đền Thờ Tam Tứ Phủ. Đây là những công trình kiến trúc thờ các vị thánh thuộc Tứ Phủ và thờ chung cho Công Đồng Tứ Phủ, chân linh bốn miền vũ trụ. Một số ngôi đền nổi tiếng trong tín ngưỡng Tứ Phủ như Đền Đồng Bằng, Đền Sòng Sơn, Đền Lảnh Giang, Đền Ninh Giang, Đền Ông Hoàng Bảy, Đền Ông Hoàng Mười,…

Những đặc trưng cơ bản trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng dân gian bản địa, mang đặc trưng của cư dân vùng nông nghiệp, được hình thành trên tín ngưỡng thờ Nữ thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu đề cao yếu tố tính nữ thông qua hình tượng người phụ nữ có sức mạnh và quyền năng sinh sôi, nảy nở, phát triển, tạo ra vạn vật, muôn loài, trong đó có con người. Việc tôn thờ và đề cao vai trò của người phụ nữ chính là căn nguyên đầu tiên cho sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Thờ Mẫu - loại hình tín ngưỡng dân gian thuần Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Thần thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu mang hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ đôn hậu với quyền năng sinh sôi, sáng tạo, che chở và ban phúc cho con người. Đỉnh cao của tín ngưỡng thờ Mẫu chính là hệ thống thờ Tam phủ - Tứ phủ cùng với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Lễ “mở cửa kho lúa” của người Rơ Măm

Người Rơ Măm là một trong số những dân tộc rất ít người ở tỉnh Kon Tum, chủ yếu quần tụ tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Trong đời sống của người Rơ Măm, cùng với nhiều lễ hội như: lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng nhà rông mới và các nghi lễ gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp như trỉa lúa, lúa lên, thu hoạch lúa…, thì lễ mở cửa kho lúa là lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kì sản xuất lúa rẫy.

Tứ phủ Thánh Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ phủ Thánh Hoàng hay Tứ phủ Quan Hoàng là các Ông Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn được dân gian gọi là Thập vị Ông Hoàng mà ta hay thấy tọa dưới hàng Chầu Bà và Ngũ Vị Tôn Quan trên ban thờ Tứ phủ. Đây là các vị Thánh nam thuộc về bốn phủ: Thiên, Điạ, Thoải và Nhạc. Huyền tích về sự xuất hiện của họ thường có liên hệ mật thiết với các nhân vật lịch sử, danh tướng có công đánh dẹp giặc hay những người khai sáng, mở mang cho đất nước, địa phương nơi họ hiển linh.

Màu sắc, trang trí và trang phục Mẫu Tứ phủ

Ngũ sắc và biểu tượng về ngũ sắc không chỉ là của riêng tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, mà còn của nhiều tín ngưỡng dân gian khác của dân tộc ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, quan niệm và biểu tượng ngũ sắc được thể hiện một cách nhất quán, rõ nét nhất trong hệ thống tín ngưỡng này.

Tranh và Tranh thờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong số các tranh thờ này, có những bức tranh đạt giá trị nghệ thuật cao, điển hình là tranh Ngũ Hổ, tranh Hắc Hổ. Ở đây có sự kết hợp bố cục tranh 5 con Hổ rất chặt chẽ, các dáng ngồi của Hổ tiềm tàng sức mạnh, các đường nét và màu sắc khi thể hiện râu, nét mặt, ánh mắt rất sinh động. Có thể coi bức tranh Ngũ Hổ này như là một trong những tuyệt tác của nghệ thuật tranh dân gian.

Kiến trúc đền, phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các đền, điện không chỉ có thờ Mẫu mà còn thờ nhiều vị thần khác, do vậy, bản thân kiến trúc đền thờ Mẫu không mang những nét hoàn toàn riêng biệt giống như ngôi đình thờ Thành Hoàng làng. Có nét riêng, chăng là ở môi trường kiến trúc và bố trí mặt bằng kiến trúc của đền phủ.
Top