Tín ngưỡng các tôn giáo

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).

Nguồn gốc và ý nghĩa cúng mùng Một và ngày Rằm hàng tháng

Dân gian quan niệm "trần sao âm vậy”, nên, giống như trên trần gian vào ngày Lễ, Tết con người được nghỉ thì ở cõi âm, 2 ngày mồng Một và Rằm hàng tháng, theo luật giới, tất cả các vong linh được hồi gia thăm thân nhân. Theo đó, người cõi trần dâng hương, sắm lễ để cúng kính, đón mời các vong linh gia tiên về ẩm thực và cầu mong cho các vong linh được yên ổn, siêu thoát, phù hộ độ trì cho con cháu bình an, mọi việc hanh thông.

Tục thờ Thiên Yana đầy huyền bí ở vùng Nam Trung bộ

Thiên Yana là hiện tượng tín ngưỡng – văn hóa độc đáo ở duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Từ thần mẹ xứ sở Pô Inư Nagar của người Chăm đã hiện thân thành vị thánh mẫu với tên gọi Thiên Yana – một vị phúc thần của người Việt.

Ảnh hưởng của Nho giáo với tục thờ cúng tổ tiên

Cùng với Phật, Nho giáo đã ảnh hưởng khá lớn tới đời sống tinh thần trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Nó ảnh hưởng trong cả một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp. Ảnh hưởng ấy được biểu hiện rõ trên hai phương diện: tục thờ cúng mang yếu tố cộng đồng và nó được biểu hiện ở những nghi thức thờ cúng và tang tế.

Những trở ngại của Phật giáo, Kitô giáo

Các tôn giáo khác như Phật giáo, Kitô giáo khi vào nước ta, để tồn tại và phát huy ảnh hưởng, đã phải từng bước chấp nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mặc dầu có thể đối lập với giáo lý khởi nguyên của chúng.

Vị trí của phụ nữ trong xã hội

Sự kế tục thờ cúng tổ tiên theo quyền trưởng nam được quy định lần đầu tiên trong bộ Luật do vua Lê Thánh Tông ban hành năm 1461. Người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhằm có được con trai nối dõi (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại). Thế nhưng, người phụ nữ Việt Nam không bị hạ thấp hoặc khinh miệt như phụ nữ phương Bắc, đặc biệt là ở gia đình bình dân.

Vai trò của các học thuyết Nho giáo đến tín ngưỡng

Nho giáo như là hệ tư tưởng tổng kết văn hóa truyền thống ở chính trị, đạo đức, lễ nhạc thì Đạo giáo là sự tổng hợp văn hóa truyền thống ớ phần dân gian, gắn với tín ngưỡng, phong tục, bói toán, chữa bệnh.

Tôn giáo chính thống của người Việt Nam

Trong chuyên luận của mình, tác giả Toan Ánh coi “thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ tôn giáo… mà là lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với người đã khuất”, có nghĩa đây chỉ là một phong tục có tính đạo lý.

Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam được ví như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc.

Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo từ góc nhìn văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục” hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, tức là niềm tin vào “cái thiêng”.

Tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer Nam bộ

Theo tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer từ bao đời nay, đóng góp dựng chùa và duy trì các hoạt động của chùa là khoán ước bảo đảm hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và vĩnh hằng sau này của mỗi kiếp người. Hầu hết, các phum sóc của đồng bào Khmer đều có chùa (mỗi sóc có ít nhất một ngôi chùa Phật giáo).

Phát huy không gian văn hóa thành điểm đến hấp dẫn

Không ít di tích tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội đã và đang được khai thác hiệu quả, là cơ sở, nền tảng để phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân; qua đó, quảng bá, lan tỏa rộng rãi những giá trị của di tích và của tín ngưỡng, tôn giáo.

Nét đặc sắc của đời sống văn hoá tâm linh

Văn hoá tâm linh là nơi nương tựa vững vàng trên phương diện tinh thần. Nó có thể xoa dịu được nỗi đau đớn và những tổn thương, mang đến sự tin tưởng vào các giá trị cao quý, đạo đức và nhân văn qua việc giúp đỡ con người chiến thắng các mối lo sợ. Qua đó mang đến cảm giác thư thái và thăng bằng cho tinh thần. Có thể nói nhân tố tâm linh thực sự đã tạo ra độ bền và sức mạnh cho nền tảng tinh thần của con người, dân tộc.
banner 160x600
Top