banner 728x90

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

11/09/2024 Lượt xem: 2405

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Người phác họa ra lá cờ Phật giáo thế giới là ông Henry Steel Olcott, lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích lan vào dịp lễ Phật đản ngày 28 tháng 4 năm 1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950 trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo, với 26 quốc gia tham dự thì lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới. Ngày nay thì chỉ có một lá cờ chung cho toàn thể Phật giáo và nó biểu tượng của hòa bình, từ bi và trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc cũng như không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác đã phất phới trên lãnh thổ của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ngày 24 tháng 2 năm 1951, tỳ kheo Thích Tô Liên, đại diện ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam khi đi dự hội nghị Colombo đã đích thân mang lá cờ quý báu này về cho quê hương chúng ta.

Lá cờ Phật giáo được treo trong mỗi chùa, tự viện trên khắp thế giới

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ngoài ra, lá cờ còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương cũng như gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho đạo pháp và dân tộc. Năm sắc theo chiều dọc là xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, để chỉ cho hào quang của chư Phật. Còn theo chiều ngang thì là màu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang của Ngài. Màu xanh đậm tượng trưng cho định căn còn màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt. Màu vàng lợt tượng trưng cho niệm căn vì có chính niệm mới sinh định và phát huệ. Màu đỏ tượng trưng cho tấn căn, bởi có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh. Màu trắng để chỉ cho tín căn ý nói niềm tin không lay chuyển và có tín căn chính là có nhân duyên với chư Phật và nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành. Màu da cam tượng trưng cho huệ căn. Khi có tín, tấn, niệm, định đầy đủ thì tuệ chắc chắn sẽ phát sinh. Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Như vậy có thể thấy năm màu của lá cờ là biểu trưng cho ý nghĩa ngũ căn ngũ lực. Ngoài ra, nó còn biểu trưng cho ý nghĩa tinh thần hòa hợp của Phật giáo. Phật giáo luôn chủ trương hòa bình. Vì thế, nhân loại khắp năm châu tuy màu da chủng tộc có khác nhau nhưng Phật giáo xem nhau như tình huynh đệ một nhà.

Lá cờ hình chữ nhật được chia đều thành sáu phần theo chiều dọc. Màu sắc gồm các màu của cầu vồng nhưng chỉ có năm màu được chọn là xanh dương, vàng nhạt, đỏ, trắng, cam, sọc thứ sáu của lá cờ tượng trưng cho sự tổng hợp của các màu vừa kể. Vì thế, sọc thứ sáu lập lại tất cả năm màu nhưng được xếp theo chiều ngang.

Một lá cờ nói chung thực ra chỉ là một biểu tượng và con người có thể gán cho nó bất cứ một ý nghĩa nào ta muốn. Đối với lá cờ Phật giáo ta cũng nhìn thấy nó mang nhiều màu sắc vui mắt và xem nó như một vật trang trí ở cổng chùa, trước cửa nhà hay trên bàn thờ Phật. Tuy nhiên biết đâu rằng đến một lúc nào đó khi ta ngước nhìn lá cờ Phật giáo thì tâm thức ta bỗng nhiên sẽ bừng lên ánh hào quang của Phật, rạng rỡ và muôn màu. Khi nhìn thấy lá cờ đột nhiên ta sẽ đồng loạt quán nhận được tất cả sáu thể dạng của chúng sinh từ ngạ quỷ, quỷ đói đến súc sinh, từ con người đến thánh nhân và thiên nhân, không mảy may phân biệt, ghét bỏ, hận thù hay ganh tỵ ai cả. Tất cả chúng sinh và chính bản thân ta đều đang quờ quạng trong bóng đêm như đang bước đi trong một giấc mộng du. Thì bỗng nhiên tâm thức ta bị khích động mãnh liệt bởi lòng từ bi vô biên và ta ước mong được gieo rắc tình thương trên khắp sáu nẻo của luân hồi.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).

Nguồn gốc và ý nghĩa cúng mùng Một và ngày Rằm hàng tháng

Dân gian quan niệm "trần sao âm vậy”, nên, giống như trên trần gian vào ngày Lễ, Tết con người được nghỉ thì ở cõi âm, 2 ngày mồng Một và Rằm hàng tháng, theo luật giới, tất cả các vong linh được hồi gia thăm thân nhân. Theo đó, người cõi trần dâng hương, sắm lễ để cúng kính, đón mời các vong linh gia tiên về ẩm thực và cầu mong cho các vong linh được yên ổn, siêu thoát, phù hộ độ trì cho con cháu bình an, mọi việc hanh thông.
Top