banner 728x90

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

16/09/2024 Lượt xem: 3298

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân và được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi vùng miền như lễ tế cá “Ông”, lễ rước cốt ông, lễ cúng “Ông”, lễ cầu ngư, lễ nghinh “Ông”, lễ nghinh ông Thuỷ tướng,... Tuy nhiên, tất cả đều mang một quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật linh thiêng ở biển, là vị thần bảo trợ của những người đánh cá và làm nghề trên biển. 

Trên thực tế, tín ngưỡng thờ cá Ông, cá voi đã được lưu truyền từ lâu trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của người dân làng biển. Tục thờ cá Ông của ngư dân bắt nguồn từ quan niệm cá Ông cứu dân biển lúc đánh bắt xa bờ khi không may gặp phải thời tiết xấu như cuồng phong hay giông tố. 

Lễ hội Lăng Ông Phú Quốc - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với cá Ông trên đảo Phú Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Theo lịch sử, ngày lễ tế cá Ông bắt nguồn từ tục thờ Cá Ông của người Chăm. Phong tục này được du nhập vào nước ta từ rất sớm, trải qua sự giao thoa văn hóa, đến nay tục thờ cá Ông đã trở thành tín ngưỡng quan trọng của người Việt lẫn người Hoa. Theo dòng chảy thời gian, phong tục thờ cúng này đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của Việt Nam nói chung và đảo Phú Quốc nói riêng, mang ý nghĩa cầu cho sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân gặp nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được tổ chức trên đảo vào ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội thường kéo dài khoảng 3 ngày bao gồm cả những hoạt động trên bờ và dưới nước. Nếu du khách có ý định đến thờ cúng hay dâng lễ và trải nghiệm bầu không khí trang nghiêm của buổi lễ thì nên đến ngay ngày đầu tiên. Bởi những ngày tiếp theo của lễ hội sẽ chủ yếu là các hoạt động giao lưu nên không khí sẽ nhộn nhịp và náo nhiệt hơn.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc - nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo và lâu đời (Ảnh: Sưu tầm)

Cũng như ngư dân vùng biển khác, hình ảnh lễ hội Nghinh Ông từ lâu đã nằm sâu trong tiềm thức của người dân Phú Quốc. Đây là tục lệ để các ngư dân tưởng nhớ và tôn thờ “Đức ngài Cá Ông” linh thiêng, vị thần mà trong quan niệm của người dân địa phương đã che chở và bảo vệ cho họ mỗi lần ra khơi. 

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc - Lễ hội cầu ngư lớn nhất đảo Ngọc (Ảnh: Sưu tầm)

Chính vì vậy, ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông là cầu cho sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân mỗi lần ra khơi đánh bắt xa bờ thì đều có thể thu được mẻ cá to và nhanh chóng, thuận lợi trở về đất liền, gặp nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Nghi thức của lễ hội Nghinh Ông được chia thành 2 giai đoạn là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm lễ rước và lễ tế.

Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân là hoạt động đầu tiên nằm trong phần lễ của nghi thức lễ hội. Nghi thức rước kiệu được tổ chức linh đình và trang nghiêm nhằm tái hiện lại cảnh Nam Hải tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, bà con sống trên biển sẽ bày lễ vật với khói nhang nghi ngút để nghênh đón. Ngoài ra, cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng còn có hàng trăm ghe lớn nhỏ khác nhau được trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển đón ông. Đặc biệt, trước mỗi mũi ghe là hương án và mâm lễ vật, chở theo hàng ngàn khách tham dự đoàn rước. Cuối cùng, đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thuỷ tướng (nếu có ở địa phương đó). Ngay tại bến những đoàn múa lân sư tử và rồng đang đợi sẵn để đón ông về lăng.

Tưng bừng Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Tiếp theo lễ rước kiệu là phần lễ tế, được diễn ra trang trọng với nghi thức cổ truyền cùng sự góp mặt của đông đảo người dân địa phương vùng biển. Các nghi lễ cầu an, hát bội, xây chầu đại bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng,… làm cho lễ nghinh Ông thêm phần tôn nghiêm.

Sau phần lễ trang nghiêm là phần hội vui tươi và nhộn nhịp. Lúc này, người dân sẽ tổ chức ăn mừng cho việc lễ Nghinh Ông đã diễn ra thành công. Hàng trăm chiếc thuyền và con tàu đánh bắt của ngư dân được trang hoàng cờ hoa rực rỡ nối đuôi nhau neo đậu dưới dòng sông. Tất cả chuẩn bị cho mọi nghi thức đón Ông trên bờ cùng với những lễ tế trang nghiêm. Lúc này, cả đảo Phú Quốc lung linh sắc màu hòa cũng màu xanh biếc của nước biển. Tiếng kèn và tiếng trống thi nhau khua vang hết sức rộn ràng. Phần lễ cũng có nhiều trò chơi dân gian thú vị như hát bội, đua thuyền, bắt vịt, trói cua…

Đua thuyền rộn ràng ràng tại lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top