Tín ngưỡng dân gian

Nghi lễ khi làm nhà mới của người xưa

Từ khi bắt đầu làm nhà đến khi ngôi nhà được hoàn tất, thuở xưa người Việt phải tiến hành nhiều nghi lễ, như lễ bình cơ, lễ nhập trạch, lễ tân gia, lễ hoàn công....

Lễ thượng thọ - nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Đối vối người Việt, theo phong tục xưa, gia đình nào có ông, bà, cha, mẹ thọ 70 tuổi thì làm lễ mừng thọ, 80 tuổi là Thượng thọ, 90 tuổi là Thượng thượng thọ, 100 tuổi là Bách tuế đại thọ. Tập tục này thể hiện đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn, kính trọng và biết ơn người đã sinh thành nuôi dưỡng mình, rất đáng được trân trọng.

Phong tục lập bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về, thờ cha mẹ và ông bà tổ tiên, hương khói trong những ngày giỗ, tết. Xưa kia, khi nền kinh tế của nước ta chỉ là nông nghiệp tự cung, tự cấp, thì người nông dân suốt đời không rời quê cha đất tổ, chuyển cư sang làng bên cạnh cũng đã gọi là biệt quán, ly hương, vì vậy bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt và tạm thời, chưa thành phong tục phổ biến.

Tục thờ Quốc Mẫu

Từ hàng nghìn năm nay, người Việt Nam luôn coi mẹ Âu Cơ như một biểu tượng bất tử về cội nguồn đời sống tinh thần. Bà được coi là vị Quốc Mẫu, theo truyền thuyết là người có công khai sinh ra dòng giống người Việt bây giờ.

Tục thờ các vị thần sông nước

Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, thờ thủy thần là một tục thờ có sớm và phổ biến ở các vùng có địa bàn sông nước. Nghiên cứu truyền thuyết về các vị thần được thờ trong các đình, đền của Hà Nam, lễ hội, tục thờ các vị thần này thì thấy dấu vết về tục thờ thủy thần khá đậm nét.

Tín ngường thờ từ Mẫu thần đến Mẫu tam phủ, Tứ phủ

Tục thờ Mẫu thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu) có quan hệ mật thiết với tục thờ nữ thần, tuy nhiên chúng không phải là đồng nhất. Nói cách khác Mẫu đều là Nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần. Cũng tương tự như vậy ta có thể nói về tục thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Rõ ràng là Đạo Mẫu gắn liền với thờ Mẫu dân gian nhưng như thế không có nghĩa là mọi Mẫu thần đều thuộc điện thần của đạo Mẫu.

Nữ thần gắn với biểu tượng các bà Mẹ, các Mẫu

Người Việt và các dân tộc khác ở nước ta vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa ở vùng nhiệt đới gió mùa, do vậy, từ ngàn đời nay, từ quan niệm, lối nghĩ đến nếp sống của họ cơ bản vẫn là nông dân. Quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại vẫn là âm dương tương khắc, tương sinh. Trong tiềm thức của họ, việc tôn thờ thần Đất, thần Nước, thần Núi, thần Lúa… đều đồng nhất với âm và nhân hóa thành nữ tính – Mẹ.

Tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen - Tây Ninh

Núi Bà Đen không chỉ được biết đến là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ mà còn là nơi có nhiều truyền thuyết tín ngưỡng dân gian, là điểm hành hương tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách thập phương khắp bốn mùa.

Một số tín ngưỡng đặc trưng của người Mường

Với người Mường cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ.

Tín ngưỡng Thờ Tứ Bất Tử trong văn hóa người Việt Nam

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm..., tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.

Tục thờ Ngũ hành Nương Nương

Từ thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng tử và Lão tử. Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Như giải thích trong kinh Dịch và kinh Thư, năm chất liệu ấy vận động, phát triển theo hướng "tương sinh" và “tương khắc", đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại.

Tế lễ - Một nghi thức tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Tế lễ là cuộc dâng lễ vật một cách long trọng lên những vị thần lớn như: Trời, Đất, Mùa Màng, các vị thần Thành Hoàng, hay ông Thủy Tổ của gia tộc, dòng họ. Tế cũng là cúng nhưng hình thức và quy mô rộng lớn hơn, mang tính chất tập thể (họ tộc, làng xã, vùng miền, quốc gia). Tế lễ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật và một Ban tế gồm nhiều người, nhiều chức sắc.

Các vị thần bảo hộ gia đình trong quan niệm người Việt

Trong quan niệm của người Việt, bên cạnh tổ tiên, mỗi gia đình đều có các vị thần bảo hộ, nên trong đời sống tâm linh, người Việt cũng rất coi trọng việc thờ cúng các vị thần này với ước mong cầu bình an, may mắn, phát đạt.

Trình tự dâng lễ ở đình, đền, miếu, phủ

Theo nếp xưa, người Việt Nam ngày nay vẫn thường dâng lễ ở các đình, đền, miếu, phủ để tỏ lòng tôn kính, biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước và cầu mong được phù hộ độ trì. Dâng lễ ở các đình, đền, miếu, phủ có những nguyên tắc nhất định mà mọi người ai cũng phải tuân theo.

Cờ ngũ sắc trong văn hóa người Việt Nam

Cờ ngũ sắc là loại cờ mang ý nghĩa làm tôn thêm vẻ linh thiêng, trang trọng của không gian thờ tự như đình, chùa, đền, miếu... hay các nơi tổ chức lễ hội, được thiết kế dựa theo thuyết Âm dương Ngũ hành, với hình vuông có 5 màu tượng trưng cho 5 hành khí: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Những hình thức tín ngưỡng nguyên thủy ở Việt Nam

Tín ngưỡng nguyên thủy ở Việt Nam ra đời cùng với nhu cầu, khát vọng của con người, thể hiện niềm tin của con người đối với đấng thiêng, huyền bí để vượt khỏi thế giới tự nhiên đầy nguy hiểm, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Quan niệm về thần linh trong đời sống của người Ba Na

Cũng như các tộc người khác, người Ba Na đều tin rằng mọi thứ xung quanh họ đều có sự hiện hữu của thần linh (yang), chi phối họ, quy định những suy nghĩ, hành động của họ. Tận sâu thẳm trong tâm thức của mình, người Ba Na rất sợ các vị thần linh và họ không hề bỏ qua những nghi lễ cúng tế để làm vừa lòng các vị thần.

Lễ tế Âm Hồn - Nghi lễ truyền thống và nhân văn của người dân Cố đô Huế

Lễ tế Âm Hồn là một lễ tế truyền thống tốt đẹp của Việt Nam đã từng diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn ở Huế, đề cao những giá trị nhân văn, chủ yếu là hình thức gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên; nhằm tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong sự kiện Thất thủ Kinh đô năm 1885.

Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm

Trong đời sống của người Chăm thể hiện nhiều yếu tố tín ngưỡng phồn thực. Từ tục thờ sinh thực khí, trong kiến trúc, điêu khắc, trang phục… Lễ Ri chà nư cành là một ví dụ về tín ngưỡng này.

Tín ngưỡng thờ cúng Po Nai của người Chăm

Người Chăm là cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tiết trời. Do vậy, người nông dân Chăm luôn luôn “ trông trời, trông đất, trông mây” nghĩa là cầu mong ở đấng siêu nhiên. Từ đó, hình thành nên tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng đa thần và các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ cúng Po Nai đã được hình thành và ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống sinh hoạt tâm linh của người Chăm.
banner 160x600
Top