Múa rối nước là nghệ thuật truyền thống chỉ có duy nhất ở Việt Nam
Múa rối nước là nghệ thuật dân gian độc đáo ra đời từ rất lâu và chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, trò múa rối nước dần trở thành một thú vui tao nhã của người Việt trong các dịp lễ hội. Từ tạo hình các con rối đến các làn điệu đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng và trở thành niềm tự hào của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày nay, phong trào biểu diễn múa rối nước đã được duy trì trên nhiều tỉnh thành và đang mở rộng ra nhiều địa phương vốn không có nghệ thuật này trước đây. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng trong việc phát huy và giữ gìn văn nghệ cổ truyền trên cả nước.
Múa rối nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước. Nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 – 1225). Dấu vết rối nước còn ghi lại ở nhiều nơi… Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121 trong đó có đoạn viết:
“Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững. Liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thuý ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang…”
Múa rối nước được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý
Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian. Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống. Có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam.
Nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác. Dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội. Tại vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước những ao hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung quanh hồ. Ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội.
Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Con rối tạo bằng gỗ, bên ngoài phủ một lớp sơn, ngâm nước không thấm. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tiểu, thân hình tròn trĩnh. Với nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện.
Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian tạo nên nét đặc sắc trong múa rối nước
Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền. Và hàng trăm tiết mục mới xây dựng kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Những tác phẩm đã và đang làm say lòng nhiều khán giả trong nước và quốc tế.
Múa rối nước đã trở thành niềm tự hào của quốc gia. Là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều đoàn nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã tham dự một số liên hoan múa rối quốc tế. Giành được nhiều giải thưởng cao và đã gây được sự chú ý của khán giả nhiều nước trên thế giới.
Ban Nghiên cứu Văn hóa