banner 728x90

Lễ cúng cắt ngà voi của người M’nông

07/07/2024 Lượt xem: 2432

Từ xưa đến nay, người M’nông thường thích nuôi voi đực hơn voi cái. Thực tế, nuôi voi đực sẽ cắt được ngà, vài ba năm sẽ cắt được cặp ngà. Một cặp ngà đổi được một con voi con. Một đời voi đực sẽ cắt được hàng chục lần cặp ngà và trị giá bằng hàng chục con voi con và sẽ mang lại cho gia chủ nhiều của cải. Bên cạnh đó, nó còn tham gia săn bắt voi rừng và vận chuyển hàng hoá thay cho sức người. Còn ngà voi là dùng để làm nghề trang sức. Nhiều dân tộc ỏ Tây Nguyên thích đeo bông tai bằng ngà voi, phổ biến nhất là người M’nông, Mạ, Xtiêng…. Thường thì người giàu có hoặc người thuộc dòng họ uy tín nhất làng mới có bông tai bằng ngà voi để đeo. Người nghèo không dám đeo thứ trang sức này, dù cố gắng mua sắm cho được cũng không dám đeo vào vì sẽ bị thiên hạ cười khinh là nghèo mà còn chơi sang, ham trưng diện của quý.

Khi cắt ngà voi phải làm lễ cúng Thần Nguach Ngual, đây được xem là vị thần thiêng cai quản loài voi theo tín ngưởng của người M’nông. Lễ nghi cúng cắt ngà voi cũng khá rườm rà, chu đáo. Thường thì trong một buổi lễ người ta tiến hành như sau: Buổi chiều hôm trước ngày cắt ngà voi, người chủ lấy một bầu gạo, đốt một cây đèn sáp ong khấn nơi đầu con voi để xin cắt ngà. Thầy cúng voi khấn rằng: Cặp dao kiếm của voi đã già rồi cần phải cắt để mọc ra cái mới đẹp hơn. Tiếp theo, thầy cúng cũng cần an ủi con voi bằng những lời thơ ngọt ngào với mong muốn làm cho nó bớt đau trong quá trình cắt, những lờii thơ này là:

                “Ta thưa với thần Nguach Ngual 

                  Xin thản cho phép ta cắt ngà 

                  Răng dài có quyền cưa, ngà dài có quyền cắt
                  Đừng khiến con voi buồn tủi
                  Đừng khiến con voi gầy ốm
                  Giúp ta cắt cho đúng chỗ
                  Cắt một ngà mọc lại một ngà
                  Cắt hai ngà mọc lại hai ngà
                  Khiến ngà mọc lại thật nhanh
                  Trong một tháng mọc dài một gang
                  Trong một năm mọc dài một hắt (bằng 50 cm)….” 

Người cúng vừa đọc lời khấn vừa bốc nắm gạo rải lên trên ngọn đèn sáp. Nếu hạt gạo dính dựng đứng trên đèn sáp đến ba lần tức là voi “đồng ý” cho ngà, còn không dính hạt nào hoặc có dính nhưng hạt gạo nằm ngang thì có nghĩa là voi không “đồng ý”.

Khi được rồi, chủ voi lấy sợi chỉ buộc vào ngà con voi để tối hôm đó con voi “tự điều chỉnh” định mức cắt dài ngắn đến đâu thì mối được cắt đến đấy. Người cắt ngà voi cũng phải có nghề, nếu cưa, cắt ẩu, không đúng kỹ thuật sẽ làm long ngà bị hư và sẽ không mọc ra được nữa. Cắt ngà xong phải cúng tạ thần voi bằng một con heo, một ché rượu, trầu cau, thuốc, cơm nếp, chuối, mía, lễ cúng này như lễ mừng voi mới mua. Nếu nhà nuôi nhiều voi, cắt ngà vài ba con một lúc thì phải cúng tạ một con trâu.

Ngà voi để mọc dài không cắt, hai đầu ngà giáp nhau khiến voi giơ vòi lấy thức ăn rất khó. Những con voi rừng thường bẻ bớt chút đầu nhọn nơi đầu ngà để cho thoáng hơn và để lấy thức ăn dễ hơn. Nếu voi nhà nuôi, tự nhiên ngà bị gãy ở giữa hoặc sát môi thì người ta cho rằng đó là điềm báo sắp có chuyện không may nên gia đình chủ voi phải cúng heo hoặc trâu thần mới cứu cho tai qua nạn khỏi. Cặp ngà đẹp là trị giá bằng cả núi tiền nên kẻ gian nổi máu tham hạ sát voi rừng và bắn trộm voi nhà để lấy ngà, nếu chúng không bị sự trừng phạt của “thần voi” thì sớm muộn gì cũng bị luật tục và pháp luật của Nhà nước xử tội đích đáng.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ

Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.

Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng

Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.

Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao

Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Top