banner 728x90

Tục thờ Quốc Mẫu

04/07/2024 Lượt xem: 2435

Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới lại có tục thờ Quốc Mẫu lạ kì như ở Việt Nam. Tục thờ Quốc Mẫu không chỉ phản ánh nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân gian mà còn cho thấy sự tri ân và tấm lòng tôn trọng đạo hiếu đối với tổ tiên của người Việt.

Từ hàng nghìn năm nay, người Việt Nam luôn coi mẹ Âu Cơ như một biểu tượng bất tử về cội nguồn đời sống tinh thần. Bà được coi là vị Quốc Mẫu, theo truyền thuyết là người có công khai sinh ra dòng giống người Việt bây giờ. Điều đặc biệt là sự tôn thờ ấy không chỉ ăn sâu vào tiềm thức văn hóa của người Việt mà nó biến thành một hình thái tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc gắn với tục thờ Mẫu của người Việt Nam. Niềm tin và sự tôn thờ đặc biệt ấy theo các nhà nghiên cứu có lẽ được bắt nguồn từ tục thờ cúng tổ tiên vốn có từ ngàn xưa của cư dân nền văn minh lúa nước sông Hồng.

Ngày nay nếu có dịp về thăm Phú Thọ, du khách sẽ có dịp được đến thăm đền thờ Qủốc Mẫu Âu Cơ tại huyện Hạ Hòa. Đền được xây dựng vào năm 1465, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Bên tả đền có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng là sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc. Xung quanh đền có cây cối xum xuê, bốn mùa hương đưa ngan ngát.

Kiến trúc đền Mẫu Âu Cơ gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung với những bức chạm gỗ quý giá với nội dung tứ linh, tứ quý. Tượng Mẫu Âu Cơ cao 0,95 mét với dáng ngồi uy nghi trên ngai, mình mặc áo đỏ yếm trắng, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, cổ đeo vòng vàng, tay cầm viên ngọc… Đây là pho tượng tròn có giá trị thẩm mĩ nghệ thuật cao được tạo tác vào thời Lê. Trong đền còn có nhiều di vật quý khác như: tượng Đức ông, long ngai, sập thờ, án gian… được đục chạm tỉ mỉ và tinh tế. Đền Mẫu Âu Cơ không to lớn, đồ sộ nhưng có giá trị cao về nghệ thuật chạm khắc, thể hiện ở trang trí kiến trúc và trên các cổ vật còn lưu lại.

Từ bao đời nay, đền Mẫu Âu Cơ trở thành địa chỉ thu hút sự quan tâm tham quan và cúng tế của du khách thập phương cả nước. Hàng năm, cứ đến ngày mồng bảy tháng Giêng âm lịch sau Tết Nguyên Đán, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ lại rộn ràng vào đám để người Việt bốn phương lại có dịp về dâng cúng lên mẹ Âu Cơ.

Ngoài ra chúng tôi còn muôn nhắc đến nơi thờ Thủy tổ Quốc Mẫu, tức là vị Tổ Mẫu đầu tiên của người Việt. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư phần giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của vua Kinh Dương Vương có đoạn viết: “Vua (tức Kinh Dương Vương) lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Vậy thì Thần Long chính là mẹ của vua Lạc Long Quân (người được suy tôn là vị cha khai sinh ra nòi giống Việt), và là bà nội của vua Hùng. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, Thủy tổ Quốc Mẫu Thần Long chính là mẹ chồng của Quốc Mẫu Âu Cơ. Như vậy, có thể nói Thần Long là nhân vật có một thân thế và sự tích hết sức đặc biệt trong kho tàng lịch sử Việt Nam.

Sau bao biến cố thăng thăng trầm trầm của thời gian và lịch sử, hiện nay đền thờ Thủy tổ Quôc Mẫu Thần Long đã được nhân dân chung sức chung lòng cúng tiến xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ ngay trên nền di tích cũ ở phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền nguyên trước kia là cung Tiên Cát, một cung điện lớn trong tổng số 50 cung điện do vua Kinh Dương Vương xây dựng để tặng hoàng hậu Thần Long khi người sinh ra thái tử Sùng Lãm (tức Lạc Long Quân sau này). Khi hoàng hậu Thần Long mất, người đời suy tôn bà là Thủy tổ Quốc Mẫu của người Việt, và ngày giỗ hàng năm của Người được xem là ngày quốc giỗ, còn cung Tiên Cát được đổi tên thành lăng Tiên Cát, tục goi là đền Tiên cho đến tận bây giờ.

Như vậy, có thể nói, hiếm có một dân tộc nào trên thế giới lại có tục thờ Mẫu độc đáo như của người Việt Nam. Một dân tộc có tới hai nhân vật được suy tôn là “Quốc Mẫu”. Đó không chỉ là niềm tự hào về cội nguồn dòng giống tổ tiên mà còn cho thấy một bề dày và chiều sâu văn hóa trong tâm thức của mỗi người Việt.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top