Tín ngưỡng dân gian

Tín ngưỡng thờ hổ trong văn hóa Việt

Trong số 12 con giáp, hổ là linh vật đặc biệt khi được nhiều nền văn hóa các nước và Việt Nam tôn sùng. Hình tượng loài hổ đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẻ đẹp rực rỡ nhưng cũng đầy bí hiểm với sức mạnh siêu phàm nơi rừng sâu núi thẳm. Trong nghệ thuật tạo hình, “Ông Ba Mươi” là tên gọi đầy uy linh, quyền kính, là biểu tượng của võ tướng với uy thế dũng mãnh được thờ cúng quyền kính trong những không gian thờ đình, chùa, miếu mạo.

Sen Dolta - lễ hội truyền thống gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer

Khmer là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang thuộc khu vực Miền Tây Nam Bộ. Các lễ hội truyền thống của người Khmer là yếu tố góp phần tạo nên nền văn hóa dân gian đặc sắc cho dân tộc này.

Thờ cúng tổ tiên và thờ Anh hùng dân tộc của người Việt

Tín ngưỡng dân gian của người Việt là tín ngưỡng đa thần, dựa trên quan niệm vạn vật hữu linh. Trong quan niệm của xã hội truyền thống, xung quanh con người là thế giới thần linh bao bọc, nó có thể mang tới điều tốt lành hay rủi ro cho con người. Mọi hành động của con người đều hướng tới việc cầu xin các lực lượng siêu nhiên này trợ giúp, che chở, để cầu lành tránh dữ.

Tín ngưỡng dân gian-bản chất tốt đẹp, nhân văn của dân tộc

Các tín ngưỡng dân gian dù tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng đều hướng con người tới những giá trị tốt đẹp chân - thiện - mỹ. Qua đức tin giúp con người tự răn mình, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử. Đối sánh những giá trị đó là cách bảo vệ, phát huy những giá trị thiêng liêng, bản chất tốt đẹp, nhân văn của dân tộc.

Lễ hội Nghinh Ông - tín ngưỡng thiêng liêng của người vùng biển

Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa đặc sắc truyền thống của ngư dân miền biển, cầu mong được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ngư dân vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai khi hành nghề trên biển để đánh bắt được nhiều tôm, cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu

Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu đã trở thành một dạng tín ngưỡng thờ Mẫu khá phổ biến tại đồng bằng Nam Bộ. Tục thờ này cùng với nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành một “kho tàng” văn hóa dân gian, ở đây họ gìn giữ linh hồn của truyền thống, cũng xem như là một kênh giáo dục đạo đức.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Với đặc điểm riêng về tôn giáo, Việt Nam đã có những điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản, pháp luật liên quan đến tôn giáo, từ Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018.

Đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử thống nhất và đoàn kết của cộng đồng dân tộc, giữa các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài.

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Việt Nam

Là một nước có chung đường biên giới kéo dài với nước ta, số lượng người Hoa sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía nam khá đông đảo nên tạo nên một nền văn hóa đặc sắc. Trong đó phải kể đến là văn hóa thờ cúng.

Lễ dâng y Kathina của người Khmer Nam bộ

Lễ dâng y Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y cà sa hay lễ dâng bông), là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất của hệ phái Phật giáo Nam tông. Hàng năm, từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch, bà con người Khmer Nam bộ lại rộn ràng trong không khí tổ chức lễ Kathina, cầu cho phum sóc yên ấm, gia đình an vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và thành kính dâng những áo cà sa, các vật dụng dành cho chư tăng.

Thờ cúng tổ tiên của người Việt

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ xa xưa và vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người, dân tộc. Ở nước ta đã và đang dung dưỡng một đời sống tâm linh dân gian rất đa dạng, nhưng tiêu biểu vẫn là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng này trải dài qua các thời kỳ lịch sử, tồn tại ở nhiều cộng đồng, thành phần tộc người và đan xen, thẩm thấu vào hầu hết các tôn giáo hiện có ở Việt Nam.

Tín ngưỡng trong văn hóa làng

Cư dân nông thôn Việt Nam sống nhờ vào đất và nước. Cùng với đó, đất và nước được thờ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thổ thần, bản cảnh thành hoàng, thủy thần. Bên cạnh các thần đất, thần nước là thần các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông nghiệp (như mây, mưa, sấm, cây cối…) và các vị thần người.

Tục thờ cúng tổ tiên và Anh hùng dân tộc

Tín ngưỡng dân gian của người Việt là tín ngưỡng đa thần, dựa trên quan niệm vạn vật hữu linh. Trong quan niệm của xã hội truyền thống, xung quanh con người là thế giới thần linh bao bọc, nó có thể mang tới điều tốt lành hay rủi ro cho con người.

Sức lan tỏa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Sức lan tỏa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Ý thức tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã thấm vào máu thịt của cộng đồng người Việt, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình tượng vua Hùng đã gắn chặt với hồn thiêng sông núi đất Việt.

Tôn giáo và tín ngưỡng trong văn hóa

Tôn giáo tín ngưỡng vừa là hợp phần quan trọng của một nền văn hóa vừa làm nên sắc thái của nền văn hóa ấy. Văn hóa tâm linh là một di sản đặc biệt của mỗi dân tộc, ẩn chứa nhiều truyền thống và giá trị đặc sắc cần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy.

Tục thờ cúng Ngũ Hành

Người xưa đã biết vạn vật sinh ra, tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên đều phải dựa vào 5 yếu tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là Ngũ Hành.

Tín ngưỡng dân gian của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 13% diện tích cả nước với hơn 18 triệu dân sinh sống. Trong đó, đồng bào Khmer có khoảng 1,2 triệu người. Đồng bào Khmer di cư về Đồng bằng sông Cửu Long ngày một đông, tạo thành các khu vực cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang và rải rác ở các nơi khác như Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long…

Tín ngưỡng đa thần nhìn từ góc độ văn hóa làng

Cư dân nông thôn Việt Nam sống nhờ vào đất và nước. Cùng với đó, đất và nước được thờ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thổ thần, bản cảnh thành hoàng, thủy thần. Bên cạnh các thần đất, thần nước là thần các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông nghiệp (như mây, mưa, sấm, cây cối…) và các vị thần người.

Giá trị văn hóa trong tín ngưỡng dân gian và lễ hội

Lễ hội truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của đông đảo công chúng, đồng thời có tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội - chính trị của đất nước.

Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu (hay còn thường được gọi là đạo Mẫu), một tín ngưỡng dân gian Việt tiêu biểu nhất vẫn còn tồn tại và phát triển, cho tới nay đã được nghiên cứu tương đối đa dạng trên nhiều phương diện, cách tiếp cận, cả địa bàn nghiên cứu khác nhau
banner 160x600
Top