banner 728x90

Tranh thờ của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc

11/06/2024 Lượt xem: 2530

Mỗi dân tộc lại có một dòng tranh thờ mang đặc thù khác nhau từ nét vẽ, màu sắc cho đến số lượng tranh trong mỗi bộ.

Tranh thờ của các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc hầu hết là tranh tôn giáo, gắn với tín ngưỡng đạo Phật hay đạo Lão, song tranh thờ vẫn mang rõ dấu ấn nghệ thuật của mỗi dân tộc, hình thành từ cội nguồn văn hóa và phong tục tập quán riêng. Mỗi dân tộc lại có một dòng tranh thờ mang đặc thù khác nhau từ nét vẽ, màu sắc cho đến số lượng tranh trong mỗi bộ.

Ở khu vực miền núi phía Bắc có những dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu đều có tập tục sử dụng tranh thờ trong các việc cúng lễ, ma chay. Đặc biệt, Tày và Dao là hai dân tộc đang sở hữu một số lượng lớn các loại tranh thờ. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức cho biết: Đó là những dân tộc có tục lệ có tranh thờ miền núi để trông coi linh hồn người chết và khuyên giải con người nên sống như nào để khi chết sớm được siêu thoát. Trong bộ tranh thời chia thành hai loại là bên tạo và bên thầy. Bên thầy là phần hướng dạy dỗ, giảng dạy cách sống, hướng con người tới cuộc sống cao đẹp hơn. Còn bên tạo là dòng tranh thờ răn đe con người nếu sống trên trần thế mà độc ác thì khi chết sẽ chịu nhiều hình phạt khắc nghiệt.

Công tào Thiên phủ, Địa phủ, tranh thờ dân tộc Dao (Sưu tập Phạm Đức Sĩ)

Tranh thờ miền núi có mặt trong các lễ tang, biểu thị ước nguyện dân gian của gia đình người chết cầu cho vong hồn thân nhân thoát cảnh địa ngục, vươn tới cõi Niết bàn hay cõi Bất tử. Tranh thờ còn lại hiện nay lưu giữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phần nhiều là do thợ của tranh Hàng Trống vẽ. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức cho biết đây là một trong ba nguồn chính thực hiện ra dòng tranh thờ miền núi hiện nay: Tranh thờ miền núi xuất phát từ tranh thờ Hàng Trống. Trước kia cả khu vực làm và cung cấp lên miền núi và đa phần người Tày sử dụng tranh Hàng Trống dưới xuôi với khối lượng khá lớn. Dòng hai là người dân tộc tự vẽ. Họ sử dụng lại những bộ tranh thờ dưới xuôi, dùng chất liệu màu của địa phương như son, lá nhọ nồi, lá cây gia nát làm màu để vẽ. Cách vẽ đó khá phong phú, đa dạng. Dòng tranh này khá hồn nhiên, được sử dụng rộng rãi.

Tổng đàn, tranh thờ dân tộc Dao

Nét vẽ của người thợ vẽ tranh Hàng trống tạo ra được sự uy linh của tranh thờ. Nghệ nhân Lê Đình Nghiên, người duy nhất còn lại của dòng tranh hàng Trống, Hà Nội, cho biết: Chỉ bằng ngọn bút lông, vẽ một nét sổ ngang, tỳ bút hai đầu tòe ra một nét rất là đơn giản, mềm mại như vậy thì tả được nụ cười của hình ảnh đức Phật. Nghệ thuật vờn cản là dùng nửa nước, nửa màu để đặc tả nét mặt hồn hậu của Phật. Điều này chỉ Việt Nam có, không lẫn với một dòng tranh nào khác kể cả tranh của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tranh thờ do người dân tộc tự vẽ lấy thì những nét vẽ tự nhiên thể hiện nội tâm cũng như quan niệm của họ, nhìn qua có vẻ vụng về nhưng xem kỹ thì rất có hồn mà không một hoạ sĩ nào làm được. Tuy nhiên người vẽ tranh thờ khi bước vào quá trình sáng tác đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức cho biết: Người được vẽ tranh thờ phải là người vẽ tốt. Trước khi bước vào quá trình vẽ tranh thờ thì người đó phải sống cách ly vợ con một thời gian và ở một phòng riêng. Họ cho rằng muốn vẽ được thì phải giữ sự trong sáng, không vướng bận đời sống khác vào. Nó giống như một nghi thức nên những bức tranh thờ đó được vẽ hết sức nghiêm cẩn.

Tranh làng Sình được sử dụng phổ biến ở Huế với mục đích cúng lễ ( (Ảnh: BTC)

Khác với dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống hay Kim Hoàng, trong sinh hoạt thường ngày, người dân tộc ở miền núi phía Bắc không dùng tranh thờ để trang trí nơi ăn ở của mình: Tranh thờ hoàn toàn không mang tính trưng bày trong không gian nhà, mục tiêu sử dụng là cho việc thờ cúng chứ không phải dùng để trang trí. Tranh chỉ được sử dụng khi làng bản, nhà có việc như cúng, lễ, đám ma. Không phải là tranh treo trên tường nhưng lại được ứng dụng rộng rãi, bản chất có đời sống thực được đẩy vào trong tranh nhiều hơn. Những bức tranh thờ còn lưu giữ cả những tàn hương cháy, có vết dầu mỡ, đời sống của người dân tộc quện vào bức tranh. Những tranh treo tường thì rách không sử dụng nữa nhưng tranh thờ thì khác, rách thì được bồi lại, dán lại. Đây là nét đặc trưng và khá riêng biệt của tranh thờ miền núi.

Tranh thờ miền núi phục vụ cho đời sống tâm linh của người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phái Bắc nên màu sắc thường đậm, trầm, đặc trưng có những màu như đỏ, xanh lam, trắng, vàng. Tranh thờ miền núi được người dân lưu giữ khá cẩn thận. Ngày nay dù cuộc sống phát triển, nhưng dòng tranh thờ của người dân tộc thiểu số ở miền núi phái Bắc vẫn còn nguyên giá trị văn hoá.

Nguồn vov.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top