banner 728x90

Sự dung hợp tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

12/06/2024 Lượt xem: 2452

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dần gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn. Trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh, thể chế hóa để trở thành một thứ đạo: Đạo Tổ tiên – Đạo Ông Bà.

Chính vì biết uyển chuyển dung hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Phật giáo có ngày lễ Vu lan bồn, xá tội cho những linh hồn tổ tiên được trở về, và cả những vong hồn lang thang, cô hồn không người thờ cúng, lễ thức lại đơn giản dễ thực hiện, nên đạo Phật đã nhanh chóng chiếm được vị trí trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Như vậy, không chỉ Phật giáo dung hợp với tín ngưỡng tổ tiên để tồn tại mà tín ngưỡng này cũng cần đến Phật giáo như một điểm tựa tinh thần có tính chất hệ thống lý luận cho các quan niệm tâm linh.

     Các giáo lý của đạo Kitô, so với các tôn giáo khác, mang tính cực đoan, chặt chẽ nhất. Chỉ có đức Chúa sáng thế là vị thần duy nhất được thờ phụng. Kitô giáo đã đả phá thuyết đa thần và coi các tôn giáo khác là “tà đạo “, người nào theo các tôn giáo tín ngưỡng khác (kể cả thờ tổ tiên) sẽ bị “rút phép thông công”.

     Sự cứng rắn, không khoan nhượng về giáo lý và đức tín của đạo Kitô, trong lịch sử Việt Nam, đã dẫn đến sự chuyển hướng từ những xung đột giữa hai dòng văn hóa sang xung đột về chính trị. Trong triều Nguyễn đã nghiêm khắc cấm đoán đối với đạo Hoa lang (Kitô) trước hết bởi tính chất “bất hiếu” này. Đây cũng là lý do khước từ chủ yếu của đông đảo cộng đồng người Việt Nam. Giáo sư Insun Yu nhận xét về điều này như sau; “Người Việt Nam không tiếp nhận đạo Cơ đốc (Kitô) vì đạo này khác biệt với đạo đức truyền thống. Không phải chỉ vì đạo này chống chế độ đa thê mà chính vì việc thờ cúng tổ tiên và thờ Thành hoàng – mà họ đã tin tưởng một cách sâu sắc – đã bị đạo mới coi như tục thờ ma quỷ và mê tín dị đoan”. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng đã thuật lại rằng, chính tín ngưỡng dân gian Việt Nam là điều trở ngại cho việc cải đạo ở đây. Bởi vậy, trong suốt nhiều thế kỷ, sự phát triển của đạo Kitô ở Việt Nam khá chậm chạp. Sang thời Pháp thuộc, việc phổ biến đạo này có dễ dàng hơn, tuy nhiên vẫn gặp rất nhiều cản trở khi đến với các tín đồ. Thực tế đỏ đòi hỏi các giáo lý đạo Kitô cần được mềm hóa cho phù họp. Năm 1968, Tòa thánh Vaticăng buộc phải cho phép các tín đồ thờ cúng ông bà, cha mẹ, và sau đó từng bước chấp nhận rao giảng bằng tiếng mẹ đẻ trong nhà thờ và sử dụng các hồng y, giám mục, linh mục người Việt với tư tưởng “sốngphúc âm trong lòng dân tộc”.

     Như vậy, các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, đã buộc phải dung hòa với thứ tín ngưỡng bản địa cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – thờ cúng tổ tiên. Còn các tôn giáo mới xuất hiện trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam cũng đã biết dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà. Nhưng không chỉ các tôn giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ Mầu…, ta cũng thấy dấu vết tác động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở sự biết ơn cội nguồn, biết ơn các đấng sinh thành. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần, người dân Việt thờ Mẩu (thờ Mẹ) với mong muốn kéo vị thần này gần với tín ngưỡng gia tộc, từ đó có mối đồng cảm gắn bó như giữa người mẹ luôn chở che với đàn con của mình. Nhưng, dù với tâm lý cởi mở, dễ chấp nhận các tôn giáo tín ngưỡng, thì “người Việt Nam với lòng tôn sùng tổ tiên đã đặt tất cả các tôn giáo tín ngưỡng khác xuống hàng thứ yếu”.

     Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dần gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn. Trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh, thể chế hóa để trở thành một thứ đạo: Đạo Tổ tiên – Đạo Ông Bà.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top