banner 728x90

Nghệ thuật tranh dân gian của người Cao Lan

08/06/2024 Lượt xem: 2421

Trong hệ thống tín ngưỡng của dân tộc Cao Lan có những bộ tranh thờ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài những bức tranh thờ chung của cộng đồng dân tộc, mỗi dòng họ còn có một số bức tranh thờ thần riêng.

Hiện nay hầu hết vùng đồng Cao Lan vẫn còn lưu giữ được những bộ tranh thờ này và chủ yếu là ở trong tay những người thầy cúng – trưởng họ tộc.

Nghệ thuật thể hiện trên các bức tranh được các đánh giá cao về bố cục, đường nét, màu sắc, mang đậm phong cách dân gian cổ. Một số gam màu khá độc đáo mà nhiều họa sĩ đánh giá là khó có thể bắt chước cách pha màu được. Những hình tượng (hình vẽ) trong tranh phản ảnh khá đầy đủ những dạng thức tư tưởng tâm linh thuộc về thượng tầng kiến trúc của cộng đồng dân tộc. Mỗi bức tranh đều thể hiện từ 3-5 tầng ý thức: thượng, trung, hạ và cõi âm ty hướng con người đến cái thiện, cái công bằng, răn đe trị tội ác, thói hư tật xấu.

Tranh thờ

Điển hình như tranh “Thánh sư” bằng chữ Hán. Bức họa được bố cục hai tầng. Tầng trên là vị Sư tổ ngồi nghiêm trang, ở tư thế ngồi giảng bài, tay cầm bút lông, phía trước mặt là quyển sách, có bốn môn đệ hầu cận. Tầng dưới là vị thầy dạy ở trình độ thấp hơn. Người Cao Lan quan niệm công việc ở trên đời đều phải có thầy dạy mới làm nên. Do vậy tất cả những người biết chữ, biết cúng đều phải lập bàn thờ Thánh sư. Với người thày dạy mình thì phải sống thiết chết giỗ.

Không chỉ đề cao sự học, người Cao Lan còn khuyên răn con cháu phải sống theo luật pháp, được thể hiện rõ trong bộ tranh “Công pháp”. Bức tranh có bốn bức miêu tả các vị thần trong coi về pháp luật. Bức tranh nhằm răn dạy người Cao Lan về lẽ sống, về tôn ti trật tự trong đời sống xã hội, đề cao thượng tôn pháp luật.

Cùng với bộ “Công pháp” thì bức tranh “Thần Bưu tá” cũng vô cùng độc đáo, ý nghĩa. Bức tranh được bố cục theo hình ríc rắc ngụ ý miêu tả con đường từ dưới đất lên thiên đàng. Các thần Bưu tá cưỡi ngựa, cưỡi rồng, hổ, phượng hoàng tiếp nhau đưa tấu sở lên Ngọc Hoàng. Họ mong muốn những điều tấu sẽ được Ngọc Hoàng xem xét giải quyết để cuộc sống của họ được tốt đẹp hơn.

Tranh thờ của người Cao Lan còn có các bức tranh thờ Gia tiên, tranh thờ Phật Bà Quan Âm, thần núi, thần sông, thần thiên lôi, thần văn nghệ… Tất cả các bức tranh đều mang yếu tố tâm linh giáo huấn răn dạy người đời phải học hành, phụng sự tổ tiên, sống có luật pháp, có trên có dưới, vươn tới cái thiện, cái đẹp, cái cao cả.

Một số bức còn thể hiện cuộc sống, sinh hoạt, lao động, chăn nuôi gia súc, gieo trồng như: tranh “Thần Nông”, bức “Địa Niệm”… Bức “Thần Nông” - ông Thần Nông có thân hình khỏe mạnh, đóng khố, tay phải cầm “mặt nhật” giơ lên, tay trái cầm “mặt nguyệt” phía trước bụng ngụ ý chỉ người điều hành thời gian đêm – ngày. Phía dưới bức tranh là hình hai người (một nam, một nữ) chọc lỗ, tra hạt lúa trên nương và mấy người đang cày bừa cấy lúa dưới ruộng. Còn tranh “Địa Niệm” thể hiện vị thần Đất đai ngồi ở tư thế nghiêm nghị đưa hai tay như đang giảng giải cho dân chúng phải quý trọng đất đai và phải biết tận dụng nguồn tài nguyên này để tăng gia sản xuất, đầy lùi đói nghèo.

Tranh thờ của người Cao Lan thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa đạo Phật, Nho giáo, đạo Giáo… biểu tượng ý thức tâm linh mang tính giáo huấn cao, không huyền bí. Sắc màu, hình tượng trong tranh đậm nét dân gian, gần gũi với cuộc sống đời thường.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top