banner 728x90

Nội dung và ý nghĩa của đồ thờ

13/06/2024 Lượt xem: 2433

Thờ cúng gia tiên là nét văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên. Đồ thờ và vật phẩm thờ cúng nên được chọn lựa cẩn thận và bày biện theo nguyên tắc nhất định. Tùy theo vùng miền, điều kiện và mục đích cúng lễ, bàn thờ gia tiên có thể có sự khác biệt. 

Một bàn thờ gia tiên thường được chia làm hai lớp, ngăn cách bởi một tấm y môn che rủ. Lớp trong đặt long khám của thần chủ (hoặc ngai, hoặc ý tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiên), một đồ thờ có tên gọi tam sơn để đặt hộp trầu, chén rượu, ly nước, đĩa hoa quả. Lớp ngoài là hương án, trên đặt bình hương, đèn, ống hương, mâm bồng… Ngày thường, tấm y môn được vén lên, nhưng vào ngày lễ, sau khi thắp hương khấn mời, y môn được thả xuống. Theo cách giải thích của dân gian, các vị tổ tiên cần được hưởng lễ một cách tự nhiên, không muốn có ai đứng nhìn mình ăn uống. Ngoài ra, phía trên bàn thờ có thể treo các bức hoành sơn son thiếp vàng ghi chữ Hán như Kính như tại, Phục kỳ thủy, Phúc mãn đường, hoặc đôi câu đối treo ở hai bên, ví dụ:

“Công đức bách niên duy

Từ tôn vạn đại kiến”

Nội dung các bức đại tự hay hoành phi, câu đối thường bộc lộ lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Nhìn chung, chỉ ở các từ đường dòng họ hoặc các gia đình đại khoa mới đặt hoành phi, câu đối.

Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm, dù thác nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. Không chỉ cúng lễ trong những dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin,… không chỉ trong những ngày lễ tiết như tết Nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc, Vọng theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị tổ còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa… Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc:

     Khôn ngoan nhờ đức cha ông

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.

Có thể nói, trong tâm thức những người sống, tổ tiên là bất tử.

Đồ lễ trên bàn thờ cũng không quy định chặt chẽ lắm, tùy tâm nhưng điều cơ bản phải là những thứ thanh khiết và được dành riêng. To nhỏ là tùy theo tính chất của ngày lễ. Lễ trọng được chuẩn bị chu đáo hơn và nhiều đồ lễ hơn lễ thường, nhưng có những thứ không được phép thiếu: nến hương, ngọn đèn, chén nước, đĩa hoa. Hương đăng (nén hương, ngọn đèn) trên bàn thờ được coi là những dấu vết còn lại của tín ngưỡng thờ mặt trời và thần lửa. Chén nước trắng tinh khiết cũng được giải mã từ tục thờ thần nước xa xưa. Có thể một triết lý quen thuộc của phương Đông cũng đã xuất hiện ở đây: sự giao hòa âm dương. Bên cạnh chén nước, bình rượu (âm) cần đến sự có mặt của hương lửa (dương). Cũng như khi hóa vàng (đốt mã), người ta cho rằng phải đổ chén rượu hoặc nước lên đống tro thì người âm mới nhận được lễ. Theo quan niệm dân dã, nén hương là chiếc cầu nối giữa tổ tiên và con cháu, nó có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người sống và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo ra được sự giao hòa giữa người hai cõi.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top