banner 728x90

Nghi lễ khi làm nhà mới của người xưa

05/07/2024 Lượt xem: 2421

Từ khi bắt đầu làm nhà đến khi ngôi nhà được hoàn tất, thuở xưa người Việt phải tiến hành nhiều nghi lễ. Đó chính là:

– Lễ bình cơ: Gia chủ đem lễ vật cúng trên miếng đất chọn làm nhà, dọn dẹp sạch sẽ khu đất đó. Rồi sau gia chủ mới đi mời thợ đến bàn việc làm nhà.

– Lễ trúc cơ: Bắt đầu đắp nền nhà.

– Lễ phạt mộc (lễ khởi công): Gia chủ làm hai mâm cỗ, một để cúng tổ tiên và thổ thần, một để cúng tổ sư thợ mộc. Cúng xong người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào cây gỗ định làm cột cái để làm phép. Người thợ cả nhất thiết phải “lên rui mực” (định kích thước ngôi nhà vào một thanh tre gọi là rui mực, sào nhà hay thước tầm). Sau đó, nhóm thợ bắt đầu công việc cưa xẻ gỗ.

– Lễ định táng (tảng) hay còn gọi là lễ in tảng: Làm lễ để đổ nền nhà, định nơi đặt cục táng (đá kê chân cột).

– Lễ tàng giá: Còn gọi là sàn vài (ráp thử vài cột của căn nhà). Chỗ nào chưa tốt thì sửa chữa lại.

– Lễ thượng lương (gác đòn dông hay lễ cất nóc): Lễ này được coi là quan trọng nhất không thể bỏ qua. Chọn được ngày tốt, gia chủ nhờ một người nào đó trong thân tộc, vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu làm ăn phát đạt để đưa cây đòn dông (vịn vào) cùng với số lượng mấy người phụ đỡ lên gian chính giữa. Trong khi làm lễ, cây đòn dông đó được buộc hai cành lá thiên tuế, một vài vuông vải đỏ hay lụa đại hồng có vẻ hình bát quái, quyển lịch Tàu hay sách chữ Nho.

– Lễ cái ốc: Bắt đầu lợp nhà.

– Lễ nhập trạch: Lễ này cúng báo để tổ tiên biết, nhà đã làm xong. Trong số lễ vật đó có gạo rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà.

– Lễ động sàng: Cúng báo gia tiên để dọn về nhà mới và được kê gia cụ vào nhà.

– Lễ tân gia (lễ hoàn thành hay còn gọi là lễ lạc thành, lễ cài sào): Gia chủ làm lễ cúng gia tiên rồi gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính giữa.

Lễ này tổ chức ăn uống mời bà con họ hàng, khách khứa xa gần tới dự. Những người được mời thường đem tiền, câu đối, pháo đến chúc mừng gia chủ.

– Lễ hoàn công (trả công thợ): Lễ này do thợ tổ chức cúng Tổ Sư Lỗ Ban, để nhận tiền công.

– Lễ an cư: Làm lễ tạ tổ tiên, thổ thần để báo cho biết chủ nhân đã làm ăn yên ổn trong nhà mới.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top