Tín ngưỡng dân gian

Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ

Sau ba lần “Tam sinh tam hóa” kể trên, Liễu Hạnh công chúa chu du khắp nơi. Từ Lạng Sơn, Tây Hồ (Hà Nội), Đèo Ngang, Phố Cát, Sòng Sơn…. đã từng chống lại các pháp sư dòng Nội Đạo của vua Lê – chúa Trịnh, sau cùng được Phật Quan Âm giáo hóa quy y, vua Lê phong Thánh, trở thành vị thần chủ Mẫu Tam, Tứ phủ.

Phật giáo với tín ngường thờ Mẫu ở Việt Nam

Trong quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta và một bộ phận quan trọng của nó phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa, giữa tín ngưỡng thờ Phật và tín ngường thờ Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc. Điều dễ nhận biết là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều có điện thờ Mẫu. Trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu”.

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong hệ thống tôn giáo

Trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam đã từng tồn tại rất nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Trước nhất là các tín ngưỡng, các tục thờ mang tính bản địa hay mang đậm bản địa, như thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng ở các làng xã, thờ các vị Thần (tổ sư các nghề, các vị thần linh bảo trợ, các anh hùng dân tộc có công với đất nước…)

Tín ngưỡng cúng cô hồn

Cúng cô hồn, cúng vong linh là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Lễ Vu-lan)

“Tết rằm tháng Bảy” của người Dao

Lễ Tết rằm tháng Bảy là lễ hội thường niên của đồng bào dân tộc Dao sinh sống trên mọi miền Tổ quốc. Người Dao quan niệm rằng, ngày rằm tháng Bảy là ngày con cháu người Dao cùng nhau tụ họp đông đủ, vui vẻ để cùng nhau sửa soạn mâm lễ cúng tưởng nhớ đến tổ tiên, các vị thần linh đã che chở cho con cháu trong suốt năm qua.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Bắc Bộ khác Nam Bộ, Trung Bộ thế nào?

Đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương Nam trong quá trình Nam tiến. Tín ngưỡng thời Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khomer, từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Tục thờ cúng người đã khuất

Việt Nam là một dân tộc giàu tình cảm, trọng lễ nghĩa, sống hướng nội, thường giải quyết các vấn đề theo cảm tính hơn lý trí. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một trong những đức tính đáng trân trọng của dân tộc Việt.

Cây nêu trong đời sống tâm linh của người Ê Đê

Cây Nêu là biểu tượng của tâm linh, người Ê đê gọi là Gơ\ng drai. Cây Nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ tạ ơn hoặc cầu an, cầu sự no đủ cho gia đình hoặc cộng đồng,…

Những nữ thần huyền thoại trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, trong hệ thống các thần linh cổ sơ, có nhiều nữ thần giữ vị trí trọng yếu trong đời sống tín ngưỡng. Đầu tiên phải kể đến nữ thần mặt trời, nữ thần tình ái, nữ thần lúa, nữ thần nghề dệt thổ cẩm… Trong thế giới vạn vật hữu linh, các nữ thần được ngưỡng vọng như những huyền thoại bất tử, luôn ẩn hiện trong tiềm thức của con người từ thuở nguyên khai.

Tục thờ cha mẹ của phụ nữ Thái đen vùng Mường Lò

Trong vườn của gia đình người Thái đen thường có một ngôi nhà sàn nhỏ. Đó chính là nhà thờ cha mẹ của người phụ nữ Thái khi đã lập gia đình.

Lễ hội Cầu bông của người Kinh ở Bình Phước

Lễ hội Cầu bông của người Kinh ở Bình Phước được hình thành cùng với quá trình di dân và định cư của người Kinh tại vùng đất này. Cùng quá trình khai phá và định cư, người Kinh đã mang theo truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng làng xã đến với vùng đất mới, trong đó có tục thờ cúng Thành Hoàng, những bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ.

Lễ cúng cổng buôn của người M'Nông

Người M'Nông sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk, khu vực Tây Nguyên. Đồng bào có nền văn hóa phong phú và đa dạng, phản ánh sâu sắc qua các phong tục, tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật. Nổi bật là lễ cúng cổng buôn, một nghi lễ lâu đời, phản ánh đậm nét đời sống, tín ngưỡng của người M’Nông.

Hát bóng rỗi và tín ngưỡng thờ nữ thần ở Nam Bộ

Ở Nam Bộ, nếu nơi nào có tục thờ Nữ thần và Mẫu thần thì thường có diễn xướng hát bóng rỗi, còn nơi có đền phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì có diễn xuớng Hầu bóng.

Ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa đến tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam

Cũng như người Việt ở Bắc Bộ, trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần với việc tiếp thu ảnh hưởng đạo giáo dân gian Trung Quốc đã ra đời đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ là hình thức phát triển cao nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, nhất là từ thế kỷ XVI-XVII, trong điều kiện xã hội Việt Nam thời đó xuất hiện Thánh mẫu Liễu Hạnh và bà đã trở thành một tín ngưỡng tôn giáo gắn với đời sống dân gian, thoả mãn ước vọng sức khoẻ, tài lộc, may mắm của con người.

Dạng thức thờ Mẫu ở Nam Bộ

Các vị thần được coi là Nữ thần hay Mẫu thần đều là kết quả của quá trình giao lưu, hỗn dung văn hóa của nhiều lớp dân cư cuả người Khơ me, Việt Chăm, Hoa. Đơn cử trong trường hợp Bà Chúa Ngọc vốn gốc là vị nữ thần Po Inư Nưgar – Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm, nơi mà thờ tự chính là Tháp Bà Nha Trang.

Tín ngưỡng thờ Thiên Ya Na ở Trung Bộ

Nghi thức thờ Mẫu ở Trung Bộ (trừ Huế là Mẫu Tam phủ) đều không có hệ thống lên đồng, mà theo hồi cố xưa kia, chỉ có dạng múa bóng theo kiểu người Chăm, nay vẫn còn ở một số địa phương. Các miếu, điện thờ thường là phối thờ nhiều vị nữ thần, trong đó có Thiên Ya Na thường là thần chủ.

Hình tượng con khỉ trong văn hóa Việt Nam

Có lẽ từ khởi thủy vũ trụ, tạo hóa đã ban cho loài vật này những đặc tính tinh khôn, nhanh nhạy, giàu tình cảm như con người vậy. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con Khỉ đã trở thành một hình tượng trong văn hóa Việt. Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập nhị Địa chi.

Mẫu Po Inư Nưgar trong tâm thức người Chăm

Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp, có giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của các dân tộc Việt Nam. Đối với người Chăm, Nữ thần Po Inư Nưgar là biểu tượng linh thiêng nhất về Mẹ. Ngày nay các huyền thoại, truyền thuyết, kiến trúc, lễ hội…về Nữ thần vẫn còn tồn tại và in đậm trong đời sống nhân dân.

Tục thờ Ông Địa của cư dân Nam Bộ

Trong văn hóa tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ, Ông Địa có thể coi là vị thần “bình dân” nhất trong các vị thần. Tục thờ Ông Địa ở nơi đây mang rất nhiều nét độc đáo.

Độc đáo nghệ thuật “Nói lý, hát lý” của đồng bào Cơ Tu

Nói lý, hát lý là một trong những hình thức tự sự dân gian đặc sắc và độc đáo, tồn tại từ thời xa xưa, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam. Đây là hình thức nghệ thuật ứng khẩu kết hợp giữa nói với hát, thường được các già làng, những người lớn tuổi trong làng sử dụng để chuyển tải tâm tình, cách ứng xử với nhau trong đời sống.
banner 160x600
Top