banner 728x90

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

19/09/2024 Lượt xem: 2652

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ (Ảnh: Báo Tiền phong)

Ngày 18-9, tại vùng biển huyện Cần Giờ đã diễn ra Lễ Nghinh Ông trên biển hay còn gọi là Lễ cúng Ông. Đây là nghi thức dân gian được người dân vùng biển Cần Giờ chờ đợi nhất trong Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ hằng năm.

Hàng trăm tàu thuyền của bà con ngư dân tham gia buổi lễ. Ảnh: VHCG

Thuyền rước mang biểu tượng cá Ông (cá voi), được cho là thần phù hộ ngư dân trên biển. Ảnh: VHCG

Hàng trăm tàu, thuyền đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ và khu vực lân cận tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông. Đây còn là nét đẹp văn hóa, không thể thiếu trong đời sống của người dân huyện Cần Giờ cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Đoàn rước trong buổi lễ. Ảnh: VHCG

Lễ rước đậm màu sắc dân gian truyền thống vùng Cần Giờ. Ảnh: VHCG

Cách thức Nghinh Ông đi và về diễn ra long trọng và trang nghiêm, đi đầu là đoàn Lân Sư Rồng, kế đến là xe hoa được trang trí rực rỡ và trang nhã, sau đó là đoàn thiếu nhi của huyện, tiếp theo là các bô lão, các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương.

Kiệu Ông được rước trong buổi lễ. Ảnh: VHCG

Theo sau kiệu Ông là những binh tôm tướng cá hộ tống kiệu Ông về, cuối đoàn kiệu Nghinh Ông là đội hình đi cà kheo do huyện tổ chức. Trong quá trình nghi lễ diễn ra, các ban nhạc lễ không ngừng đánh trống, chiêng tạo không khí cho buổi lễ

Các hộ dân hai bên đường có đoàn rước đi qua đã thắp nhang đèn làm lễ cúng Ông, cầu mưa thuận gió hòa. 

Điều gây chú ý của lễ hội năm nay là các hộ dân dọc hai bên đường đoàn đưa - rước Nghinh Ông đều lập bàn hương án và mâm cỗ gồm gạo, muối, rượu, trà, hương đèn, hoa quả để chờ Nghinh Ông về, cầu bình an, mưa thuận gió hòa.

Những thuyền khác mang cờ Tổ quốc tham gia lễ rước. Ảnh: VHCG

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ thường được tổ chức dịp Rằm tháng Tám âm lịch hằng năm; là một nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội được bắt đầu từ năm Quý Sửu 1913, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, cầu bình an khi ra biển và ước mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Năm 2023, tròn 110 năm duy trì bền bỉ, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trên biển, những tàu thuyền tham gia buổi lễ được trang hoàng cờ phướn rực rỡ. Ảnh: VHCG

Năm nay, để chia sẻ với đồng bào các tỉnh miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã cắt giảm quy mô nhiều sự kiện phần "Hội". Cùng với đó, Ban tổ chức đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top