Văn hóa tín ngưỡng

Tục mua chỉ ngũ sắc, túi thơm Tết Đoan Ngọ của người Việt

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày tết gắn liền với văn hóa, truyền thống của người Việt Nam. Vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm trong mỗi gia đình sẽ cùng nhau thực hiện phong tục ngày tết Đoan Ngọ mong muốn có được cuộc sống sung túc và bình an

Các hình thức tín ngưỡng và nghi lễ vòng đời người

Nghi lễ vòng đời là thành tố quan trọng cấu thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Các giá trị văn hóa trong nghi lễ vòng đời phản ánh quan hệ đa chiều của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đồng thời phản ánh trí tuệ, kinh nghiệm, sức sống, sức sáng tạo của con người trong tiến trình lịch sử.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

Là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt Nam, bất kể họ ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Có nhiều cách gọi khác nhau về tín ngưỡng này, như thờ cúng tổ tiên, Đạo tổ Tiên, Đạo ông bà, thậm chí gần đây có người coi thờ tổ như một thứ tôn giáo bản địa, tôn giáo dân tộc.

Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam được ví như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc.

Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo từ góc nhìn văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục” hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, tức là niềm tin vào “cái thiêng”.

Tín ngưỡng thờ thần của đồng bào Tây Nguyên

Người Xê Đăng có khái niệm gọi thần là Yàng, là bốc, là dạ. Nhưng cách gọi phổ biến, rộng rãi nhất là Kia hoặc Kiếc dùng để chỉ các vị thần. Trong nghi lễ thờ cúng, người Xê Đăng coi trọng nhất là ông trời, thần sấm sét (Chư drai) hay thần lúa (Xri). Tâm thức của họ luôn mong chờ một sự che chở linh thiêng vô hình và tìm đến sự nương tựa để chống đỡ những mối đe dọa đến đời sống của họ.

Ăn mừng lúa mới - Lễ hội truyền thống độc đáo của người Raglai - Khánh Hòa

Cộng đồng người Raglai (Khánh Hòa) đã xây dựng cho riêng mình một không gian văn hoá đậm nét riêng biệt với những nghi thức và tập tục đặc trưng. Một trong những hoạt động văn hóa tiêu biểu đó là những nghi thức trong lễ hội ăn lúa mới.

Tết Đoan Ngọ trong phong tục dân gian của người Việt

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Hàng năm, vào ngày mùng 5-5 âm lịch, người dân thường chuẩn bị một mâm lễ dâng lên tổ tiên, thần linh với mong muốn đón nhận may mắn, cầu mong cho mùa màng bội thu.

Trống - Báu vật của người Jrai

Với dân tộc Jrai (Gia Lai), trống không đơn thuần là một loại nhạc cụ truyền thống mà trống còn được xem là một vật chứa đựng giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, nó mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là biểu hiện những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa người Jrai tồn tại từ bao đời nay.

"Vị thần" dẫn dắt người Mày

Người Mày là tộc người duy nhất chỉ sống ở dưới chân núi Giăng Màn, ở thượng nguồn con sông Gianh hùng vĩ, thuộc miền biên viễn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tộc người này thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của nhóm anh em Rục, Mày, Sách...

Nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng của người Lô Lô

Cũng như một số dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh, người Lô Lô cũng có nghi lễ, tín ngưỡng riêng của đồng bào mình, đó là những nét văn hóa độc đáo có từ lâu đời mà đến nay đồng bào Lô Lô vẫn còn gìn giữ. Một trong những tín ngưỡng thờ cúng đầu tiên của người Lô Lô đó là thờ cúng tổ tiên.

Tục thờ thần rắn của con người Việt

Trong 12 con giáp thì rắn là loài vật mà người ta xem là đáng sợ nhất. Song nếu xem xét nguồn gốc về rắn và tục thờ thần rắn của con người Việt thì rắn là một loài động vật đem đến cho con người những điều thú vị nhất.

Tục thờ ông Địa - thần Tài ở Nam Bộ

Ở Nam Bộ, ông Địa - thần Tài được thờ phổ biến trong các gia đình người Việt, nhất là trong các cửa hàng kinh doanh, các công ty, xí nghiệp… Ông Địa, chính là vị thần trông coi, định dự họa phúc cho gia đình; thần Tài là vị thần mang tài lộc đến cho gia đình.

Hoa Trượng Hội, nét đẹp trong lễ hội Phủ Dầy

Hoa Trượng Hội hay còn gọi là Hội Kéo chữ là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Phủ Dầy.

Giá trị đích thực của tín ngưỡng thờ cúng Nữ thần

Với người Việt, đất Việt - quốc gia có truyền thống sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước - nền văn hóa thiên về âm tính. Đặc trưng âm tính này chính là xuất phát điểm của lối sống xã hội thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là thờ nhiều nữ thần.

Tục thờ Thần Lửa của người Việt

Từ xa xưa, con người đã biết đến vai trò vô cùng quan trọng của lửa trong sinh hoạt, sản xuất và ở hầu hết các nền văn hóa, lửa đã được con người thần thánh hóa, thờ cúng. Tục thờ Thần Lửa của người Việt cũng nằm trong dòng chảy tín ngưỡng này.

Tín ngưỡng thờ chó đá của người Tày, Nùng

Từ bao đời nay, người Tày, Nùng ở Cao Bằng vẫn luôn giữ được những nét phong tục và bản sắc riêng vốn có của dân tộc mình. Trong đó, không thể không kể đến tục thờ chó đá. Với quan niệm chó là vật linh thiêng luôn đem lại may mắn, tiếng sủa có thế xua đuổi tà ma, nhiều gia đình dân tộc Tày, Nùng vẫn còn lưu giữ nét phong tục độc đáo này.

Tín ngưỡng thờ Nữ Thần trong các di tích lịch sử - văn hóa ở Bình Thuận

Qua khảo sát và nghiên cứu hàng trăm di tích lịch sử văn hóa ở Bình Thuận, đại đa số các di tích đều thờ Thành Hoàng bổn cảnh (vị thần bảo bọc, che chở cho dân làng), thờ Phật hoặc thờ một vị thần nào đó của dân tộc, chẳng hạn một vị tướng, vua hay một vị quan…

Tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer Nam bộ

Theo tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer từ bao đời nay, đóng góp dựng chùa và duy trì các hoạt động của chùa là khoán ước bảo đảm hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và vĩnh hằng sau này của mỗi kiếp người. Hầu hết, các phum sóc của đồng bào Khmer đều có chùa (mỗi sóc có ít nhất một ngôi chùa Phật giáo).

Hình tượng “Bà Cậu” và tục cúng ghe của người miền Tây

Xuồng, ghe gắn chặt và rất thân thiết với đời sống cư dân Miền Tây do địa hình sông rạch đan xen. Những người buôn bán trên ghe duy trì tục lệ cúng ghe theo tập quán lưu truyền từ ngàn xưa với sự tin tưởng có một đấng thiêng liêng luôn chở che cho họ buôn may bán đắt, không gặp tai nạn trên sông biển, kênh rạch.
banner 160x600
Top