Văn hóa tín ngưỡng

Quan niệm về mọi vật đều có linh hồn

Đối với các tộc người thiểu số, quan niệm về mọi vật đều có linh hồn, từ các hiện tượng như trời, đất, rừng núi, sông suối, sấm chớp,… đến nhà cửa, làng mạc, hòn đá, gốc cây,… đều có “hồn” mà tùy theo dân tộc để gọi với các tên khác nhau, như người Thái gọi là “Phi”, người Êđê, Giarai và các tộc người khác ở Tây Nguyên gọi là “Yang”,…

Khèn - nhạc cụ trong đời sống văn hóa của người Mông ở Mù Cang Chải

Khèn là loại nhạc cụ giữ vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Loại nhạc cụ này được ví như linh hồn của người Mông.

Tín ngưỡng thờ Thần ở các làng, xã Việt Nam

Là một tín ngưỡng rất độc đáo của Việt Nam. Nó xuất phát từ lòng tin là xung quanh người sống, cùng với thế giới hiện hữu của chúng ta, có một thế giới vô hình, ở đó các thần linh ở khắp mọi nơi dõi theo và phù trợ cho thế giới của người sống.

Phong tục trong lễ cưới của người Hoa ở Sóc Trăng

Cộng đồng người Hoa có những nét văn hóa đặc sắc đã góp phần làm phong phú nét văn hóa chung của công đồng dân tộc tỉnh Sóc Trăng. Một trong những biểu hiện đó là các nghi thức trong lễ cưới của người Hoa.

Tục thờ Cá ông - tín ngưỡng của ngư dân vùng biển

Tín ngưỡng thờ cá Ông gắn liền với lễ hội cầu ngư là sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển Việt nam, góp phần gìn giữ và nâng cao giá trị của tín ngưỡng, lễ hội truyền thống trong kho tàng văn hóa dân tộc.

Ba bộ nhạc cụ "linh hồn" trong lễ hội của người Chăm

Âm nhạc là một phần rất quan trọng đối với lễ hội của người Chăm, trong đó nhạc cụ mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, đồng thời còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.

Tượng thờ trong tín ngưỡng của người Việt

Trong tiềm thức văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, người Việt tin rằng, tổ tiên mình là thiêng liêng, dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn luôn ở bên cạnh con cháu, luôn sẵn lòng phù hộ cho con cháu khi gặp tai ương, hoạn nạn trong cuộc đời họ luôn mỉm cười khi biết được những niềm vui, những thành quả mà con cháu mình đạt được.

Hình tượng Thần tài trong văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt

Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn.

Tín ngưỡng thờ cúng thần nông của người Việt Nam

Gắn với từng hoạt động sản xuất của con người đều có các hình thức tín ngưỡng trong ứng, trong đó quan trọng nhất là tín ngưỡng nông nghiệp, ngoài ra còn có các nghề phụ khác như: thủ công, đánh cá (ngư nghiệp) và buôn bán.

Ghe Ngo - tài sản văn hóa cộng đồng quý giá của người Khmer Nam Bộ

Ghe Ngo cùng với dàn nhạc ngũ âm là hai tài sản văn hóa sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo quý giá và độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer miền Tây Nam Bộ. Không có chiếc ghe nào có chiều dài, trọng lượng, trang trí hoa văn tinh xảo, có giá trị lớn và được nhiều người chèo như chiếc ghe Ngo.

Tín ngưỡng thờ Thánh sư trong đời sống người Việt

Thánh sư là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn với các vị có công sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho người dân. Truyền thống này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vô cùng quý bàu của dân tộc ta.

Tục mua chỉ ngũ sắc, túi thơm Tết Đoan Ngọ của người Việt

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày tết gắn liền với văn hóa, truyền thống của người Việt Nam. Vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm trong mỗi gia đình sẽ cùng nhau thực hiện phong tục ngày tết Đoan Ngọ mong muốn có được cuộc sống sung túc và bình an

Các hình thức tín ngưỡng và nghi lễ vòng đời người

Nghi lễ vòng đời là thành tố quan trọng cấu thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Các giá trị văn hóa trong nghi lễ vòng đời phản ánh quan hệ đa chiều của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đồng thời phản ánh trí tuệ, kinh nghiệm, sức sống, sức sáng tạo của con người trong tiến trình lịch sử.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

Là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt Nam, bất kể họ ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Có nhiều cách gọi khác nhau về tín ngưỡng này, như thờ cúng tổ tiên, Đạo tổ Tiên, Đạo ông bà, thậm chí gần đây có người coi thờ tổ như một thứ tôn giáo bản địa, tôn giáo dân tộc.

Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam được ví như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc.

Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo từ góc nhìn văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục” hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, tức là niềm tin vào “cái thiêng”.

Tín ngưỡng thờ thần của đồng bào Tây Nguyên

Người Xê Đăng có khái niệm gọi thần là Yàng, là bốc, là dạ. Nhưng cách gọi phổ biến, rộng rãi nhất là Kia hoặc Kiếc dùng để chỉ các vị thần. Trong nghi lễ thờ cúng, người Xê Đăng coi trọng nhất là ông trời, thần sấm sét (Chư drai) hay thần lúa (Xri). Tâm thức của họ luôn mong chờ một sự che chở linh thiêng vô hình và tìm đến sự nương tựa để chống đỡ những mối đe dọa đến đời sống của họ.

Ăn mừng lúa mới - Lễ hội truyền thống độc đáo của người Raglai - Khánh Hòa

Cộng đồng người Raglai (Khánh Hòa) đã xây dựng cho riêng mình một không gian văn hoá đậm nét riêng biệt với những nghi thức và tập tục đặc trưng. Một trong những hoạt động văn hóa tiêu biểu đó là những nghi thức trong lễ hội ăn lúa mới.

Tết Đoan Ngọ trong phong tục dân gian của người Việt

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Hàng năm, vào ngày mùng 5-5 âm lịch, người dân thường chuẩn bị một mâm lễ dâng lên tổ tiên, thần linh với mong muốn đón nhận may mắn, cầu mong cho mùa màng bội thu.

Trống - Báu vật của người Jrai

Với dân tộc Jrai (Gia Lai), trống không đơn thuần là một loại nhạc cụ truyền thống mà trống còn được xem là một vật chứa đựng giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, nó mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là biểu hiện những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa người Jrai tồn tại từ bao đời nay.
banner 160x600
Top