Văn hóa tín ngưỡng

Gìn giữ nét đẹp tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam

Trong tâm thức người Việt Nam, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ dựng nước của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc.

Tín ngưỡng dân gian của người Việt

Tín ngưỡng dân gian của người Việt là tín ngưỡng đa thần, dựa trên quan niệm vạn vật hữu linh. Trong quan niệm của xã hội truyền thống, xung quanh con người là thế giới thần linh bao bọc, nó có thể mang tới điều tốt lành hay rủi ro cho con người.

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Chợ Lớn

Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân.

Tín ngưỡng thờ Po Cei Khai Mâh Bingu của người Chăm

Cộng đồng người Chăm thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ cúng cho Po Cei Khai Mâh Bingu trên núi theo định kỳ từ 3 - 5 năm/lần.

Tín ngưỡng phật giáo trong tâm linh người Khmer

Trong lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng của đạo phật tới đời sống của đồng bào có vai trò hết sức quan trọng. Phật giáo đã trở thành đặc trưng văn hóa truyền thống với nền tảng giáo lý vững chắc, luôn hướng con người đến những giá trị cao cả chân, thiện, mỹ.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của Việt Nam

Trước khi các tôn giáo lớn định hình, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm..., tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.

Thờ cúng tổ tiên trong văn hóa người Việt

Thờ cúng tổ tiên là tục lệ của nhiều dân tộc ở châu Á, đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước Đông Nam Á

Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng của người Việt Nam

Ở các làng xã nông thôn Việt Nam, Thành Hoàng là một niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời nay.

Tín ngưỡng thờ trời ở Nam bộ

Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên nên cho rằng: mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh mình đều có các vị thần linh chi phối, dần dần hình thành nên tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

Tín ngưỡng thờ cúng thần Đất

Ở nước ta, tín ngưỡng thờ cúng thần Đất là một trong những dạng thức tín ngưỡng khá phổ biến với mọi người dân. Theo quan niệm, thần Đất là chủ mảnh đất của một gia đình hoặc là chủ khu đất của một làng.

Tín ngưỡng thờ thần mặt trời trong văn hóa óc eo

Chúng ta biết rằng, thần Mặt trời là một trong những vị thần cổ được nhiều dân tộc trên thế giới thờ cúng, nhất là các dân tộc làm nông nghiệp.

Ký ức dân gian và tín ngưỡng thờ thần cọp ở Nam Bộ

Trong những buổi đầu các bậc tiền nhân “mang gươm đi mở cõi” vùng đất Nam Bộ, họ phải đối mặt với nhiều loại thú dữ như cọp ở trên bờ, cá sấu ở dưới sông.

Đời sống tâm linh của dân tộc Chăm

Trong suốt bề dày lịch sử từ cuối TK II cho đến nay, người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật vô cùng rực rỡ. Dọc dải đất đồng bằng duyên hải miền Trung nhiều di tích đền tháp cổ kính rất giá trị về mặt kiến trúc và điêu khắc tuyệt đẹp.

Tục thờ rắn Naga của người Khmer Nam Bộ

Trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer Nam Bộ, huyền thoại rắn thần Naga chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh. Người Khmer thờ thần rắn với niềm tin thần là người làm chủ nguồn nước, tạo ra mưa thuận gió hòa cho vạn vật sinh sôi.

Tập tục thờ đá - Nét tín ngưỡng cổ độc đáo

Tín ngưỡng thờ đá thuộc tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, là một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian sớm nhất xuất hiện ở Việt Nam. Sau thờ đá bị biến dổi và kết nạp vào những tín ngưỡng khác như tín ngưỡng nông nghiệp và tham gia vào nhiều các hình thức thờ phụng khác của người Việt.

Tục thờ các vị thần nông nghiệp

Hà Nam là tỉnh nằm ở phía tây nam đồng bằng Bắc bộ, vừa là vùng đồng bằng, vừa là vùng bán sơn địa, sản xuất nông nghiệp là chính, các cư dân nông nghiệp Hà Nam cho đến nay vẫn còn lưu giữ trong đời sống văn hoá tinh thần của mình nhiều hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ. Đậm nét nhất, có thể nói, là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp.

Nghi thức thờ cúng ông bà ở Nam Bộ

Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở lý luận và phương pháp luận để Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo nhưng ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Tín ngưỡng thờ cúng dân gian

Việt Nam là quốc gia từ sớm đã tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì nguyên nhân này, chúng ta có những sự độc đáo trong văn hóa sinh hoạt. Ngay cả đời sống tâm linh và tục lệ thờ cúng của người Việt tương đối đa dạng. Ngoài sự tồn tại của các tôn giáo lớn, phần lớn nhân dân còn duy trì các tín ngưỡng dân gian, lễ nghi dân tộc.
banner 160x600
Top