banner 728x90

Phong tục trong lễ cưới của người Hoa ở Sóc Trăng

05/06/2024 Lượt xem: 2549

Cộng đồng người Hoa có những nét văn hóa đặc sắc đã góp phần làm phong phú nét văn hóa chung của công đồng dân tộc tỉnh Sóc Trăng. Một trong những biểu hiện đó là các nghi thức trong lễ cưới của người Hoa.

Người Hoa ở Sóc Trăng hiện nay có gần 80 ngàn người, sinh sống chủ yếu ở thị xã Sóc Trăng và huyện Vĩnh Châu. Cũng như các dân tộc khác, người Hoa quan niệm hôn nhân là một việc hệ trọng, có tính quyết định cả cuộc đời con người nên các nghi thức của lễ cưới được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo truyền thống để lại. Do chịu ảnh hưởng lâu đời của phong kiến Trung Hoa và Khổng giáo nên hôn lễ của người Hoa còn được ràng buộc bởi nhiều nghi thức. Người Hoa rất trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải “môn đăng hộ đối” và thực hiện đủ “tam thư, lục lễ”.

Trang phục trong lễ cưới của người Hoa

Nếu được nhà gái thuận tình, nhà trai sẽ chọn ngày lành, tháng tốt sang nhà gái với một lá thư ngõ ý muốn tìm hiểu và tính chuyện trăm năm cho đôi trẻ, đem trình họ nhà gái, đây được gọi là lễ Lễ nạp thái (hay Lễ dạm ngõ). Nếu được chấp thuận, nhà trai mang các lễ vật, trà, thèo lèo.... sang nhà gái với bức hồng điều thứ hai có nội dung xin biết tuổi của người nữ muốn cưới về làm dâu, đây được gọi là Lễ vấn danh. Lễ nạp cát được tổ chức với ngụ ý báo với ông bà, tổ tiên về tuổi tác của đôi trai gái đã hợp nhau và có thể tiến hành hôn lễ. Tiếp đến là lễ hỏi chính thức được gọi là Lễ nạp tệ (nạp trưng hay nạp tài), trong lễ này, gồm những mâm lễ vật cùng nữ trang và một số tiền trình họ nhà gái cho cô dâu.

Sau đó, họ nhà trai xin họ nhà gái ngày, giờ rước dâu, nội dung được thể hiện rõ trong tấm hồng điều dự kiến ngày, giờ rước dâu (thông thường dự kiến 3 ngày để họ nhà gái tiện việc chọn ngày). Lễ thỉnh kỳ được tổ chức với lễ vật trà, rượu, bánh,... nhà trai xin họ nhà gái, ngày giờ rước cô dâu trong tấm hồng điều thứ ba. Sau khi thống nhất ngày lành, tháng tốt, hai gia đình sẽ tổ chức Lễ thân nghinh (lễ vu quy, tân hôn) cho đôi trẻ nên nghĩa vợ chồng.

Lễ vật ăn hỏi của người Hoa

Ngày nay, đám cưới của người Hoa ở được tổ chức giản tiện hơn nhưng không kém phần trọng thể. Việc cử hành hôn lễ được tổ chức phù hợp với kinh tế gia đình, không câu nệ về hình thức nhưng vẫn đảm bảo được các nghi thức trọng yếu và vẫn giữ được bản sắc văn hóa Hoa trong sự giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em. Để đi đến hôn nhân trai gái người Hoa vẫn phải trải qua các bước chính như: lễ ăn hỏi, báo cưới và lễ cưới...

Việc chọn tuổi tác của đôi trai gái và chọn ngày, giờ tốt để tổ chức hôn lễ được người Hoa rất được chú trọng, đôi liễn đỏ dán cửa nhà cô dâu là vật không thể thiếu trong các lễ cưới của người Hoa, là những lời chúc phúc tốt lành cho sự bền chặt suốt đời cho họ nhà gái và cô dâu, chú rễ. Theo phong tục, tất cả mâm quả sẽ gồm các lễ vật: trầu cau, thèo lèo cưới, trà rượu, hai đôi đèn cầy đỏ (có hình long, phụng), đầu heo trước và cổ heo, đùi heo sau.... cùng nữ trang và một số tiền cho cô dâu tương lai.... Tất cả các loại lễ vật phải là số chẵn mới tốt. Phần mâm quả được nhà trai chuẩn bị rất chu đáo và được sắp xếp cầu kỳ, tất cả đều được che tấm vải đỏ có thêu chữ “song hỷ” bên trên. Khi đến nhà trai, cô dâu và chú rể phải thực hiện ba lễ bắt buộc: lạy trời đất, lạy tổ tiên và hai vợ chồng bái lạy nhau (bái thiên địa, bái cao đường, phu thê giao bái), rồi quay ra tiếp khách.

Đặc biệt, trong hôn lễ người Hoa còn mua một cặp gà trống, mái thật già, một cặp dừa khô để trong nhà, hay cúng một con gà luộc trong miệng ngậm cọng hành sống, chữ song hỷ màu đỏ xuất hiện rất nhiều trong những ngày cưới từ thiệp cưới, mâm quả, lễ vật và chữ song hỷ cũng được dán trong nhà, trong phòng tân hôn... Tất cả đều hướng tới một cuộc sống bình an, hạnh phúc, với hi vọng đôi trẻ sẽ sống với nhau đến răng long đầu bạc và luôn thông suốt trong tư tưởng.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top