banner 728x90

Ba bộ nhạc cụ "linh hồn" trong lễ hội của người Chăm

04/06/2024 Lượt xem: 2425

Âm nhạc là một phần rất quan trọng đối với lễ hội của người Chăm, trong đó nhạc cụ mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, đồng thời còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.

Trong bộ nhạc cụ truyền thống của người Chăm thì trống Ghinăng, Paranưng, kèn Saranai là bộ nhạc cụ chính trong dàn nhạc lễ Chăm và là biểu tượng của một thể thống nhất các bộ phận của vị thần. Trong đó, kèn Saranai là biểu tượng cho phần đầu, trống Paranưng là phần bụng (ôm vào bụng ngồi vỗ), đôi trống Ghinăng là hai chân (luôn để bắt chéo và ngồi biểu diễn, một tay vỗ vào mặt trống phía trên và một tay cầm dùi để đánh phía dưới). Được người Chăm xem như loại nhạc cụ thiêng liêng nên trước những ngày lễ hội Katê khi mang ra sử dụng phải làm lễ cúng, xin phép thần linh và được diễn tấu trong lễ nghi cúng tế, thỉnh mời và nghênh đón thần linh.

Trống Ghinăng, Paranưng, kèn Saranai là bộ nhạc cụ chính trong dàn nhạc lễ Chăm.

Bàn tay tài hoa điêu luyện, sự kiên nhẫn và tình yêu với văn hoá tổ tiên đã giúp người Chăm chế tác ra chiếc trống, kèn để rồi trong các lễ hội, đặc biệt lễ hội Ka tê, tiếng trống Paranưng, trống Ghinăng và tiếng kèn Saranai lại vang lên.

Trống Paranưng có hình tròn, bịt da một mặt, thân trống làm bằng gỗ. Xung quanh thân trống có đục 12 lỗ, mỗi lỗ được giữ chặt bằng mỗi con nem và có quấn dây mây xung quanh. Trống có 3 âm chính: tác, tăm, tằm. Trống này được người Chăm xem là biểu trưng cho lồng ngực (tim, phổi, ngũ tạng), là biểu hiện cái tâm con người. Khi sử dụng trống Paranưng nghệ nhân Chăm đặt trống trước ngực, để vành trống tì vào đùi, tay trái đặt lên vành trống, vừa để giữ trống, vừa để vỗ, tay phải để tự do, với thủ pháp rung ngón và đôi khi dung cả bàn tay trái bịt lại để tạo thành âm ngắt, tay phải vỗ vào mặt trống để tạo nên âm trầm, nếu đánh nửa bàn tay sẽ tạo âm thanh bổng.

Trống Bananưng

Trống Ghinăng là trống dài hình trụ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để nghiêng nằm chéo hơi phình ở giữa và được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài. Hai mặt trống căng da, mặt nhỏ căng da dê, đường kính 0,24m, mặt này người Chăm gọi là chang (mặt dương) vỗ bằng tay có 2 âm chính tớ, tìn. Trống Ghinăng bao giờ cũng được làm một cặp. Khi diễn tấu người nghệ nhân đặt chéo hai trống với nhau, một mặt tiếp đất, một mặt hướng lên trời, điều đó thể hiện sự hoà hợp âm dương cũng như đời sống tâm linh và sinh hoạt thường ngày của người Chăm. Mặt trống Ghinăng tiếp đất bao giờ cũng được đánh bằng tay phải và được đánh bằng dùi, còn mặt hướng lên trời bao giờ cũng được vỗ bằng tay không với kỹ thuật biểu diễn điêu luyện.

Trống ghinăng là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Chăm

Kèn Saranai được thổi bằng hơi, cấu trúc gồm 3 phần gắn liền nhau: Phần chuôi (gali) làm bằng đồng, bên trong có gắn lưỡi gà bằng lá buông, dùng để thổi, phần thân (rup) làm bằng gỗ đục rỗng 7 lỗ chính phía trên và một lỗ phụ ở phía dưới để điều khiển các nốt nhạc, phần loa kèn làm bằng gỗ quí, sừng trâu hoặc ngà voi, rỗng ruột. Kèn Saranai là nhạc cụ định âm duy nhất hiện hữu trong đời sống tín ngưỡng, trong sinh hoạt lễ hội và đời thường của người Chăm. Kèn Saranai có chức năng thổi phần giai điệu dựa theo tiết tấu trống Paranưng và trống Ghinăng, ngoài ra kèn thường được diễn mở đầu cho mỗi điệp khúc mới hay chuyển từ điệp khúc này sang điệp khúc khác theo hiệu lệnh của người vỗ.

Nghệ nhân Chăm dưới chân tháp với điệu kèn Sranai

Trong ba nhạc cụ thì trống Paranưng là nhạc cụ duy nhất được sử dụng linh hoạt, có thể chơi một mình. Theo phong tục của người Chăm thì các hội được phân ra nhiều cấp bậc, lễ hội ở đền tháp, lễ hội làng, lễ hội dòng tộc, nghĩa là sau khi thực hiện các nghi lễ tại đền tháp, lễ hội sẽ về với từng làng Chăm rồi đến với từng gia đình trong niềm vui của mọi nhà.

Tiếng kèn, tiếng trống hoà quyện cùng với những điệu múa Chăm trong ngày lễ Katê khiến cho người nghe, người xem có cảm giác như đang bước vào thế giới của huyền thoại và cổ tích. Đằng sau mỗi nét nhạc rộn rã, mỗi điệu múa uyển chuyển là chất bay bổng, lãng mạn cả một đời sống tâm hồn phong phú của đồng bào Chăm. Theo quan niệm của người Chăm, 3 nhạc cụ kèn Saranai, trống Ghinăng và trống Paranưng tượng trưng cho trời đất và con người nên chúng được diễn tấu cùng nhau thể hiện sự hoà nhập thiên, địa, nhân thể hiện bằng một bản hoà ca dưới đất trời thiên nhiên, đây được xem như là một lời cảm tạ, cầu mong một năm đất đai tươi tốt, nguồn nước dồi dào./.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ

Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.

Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng

Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.

Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao

Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Top