banner 728x90

Khèn - nhạc cụ trong đời sống văn hóa của người Mông ở Mù Cang Chải

05/06/2024 Lượt xem: 2437

Khèn là loại nhạc cụ giữ vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Loại nhạc cụ này được ví như linh hồn của người Mông.

Người Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) biểu diễn múa khèn

Lúc vui, lúc buồn, họ đều mang khèn ra thổi, gửi gắm vào tiếng khèn tình cảm của riêng mình. Chiếc khèn còn là bạn đường chung thủy mỗi khi họ xuống chợ, đi rừng, lên nương. Cũng nhờ tiếng khèn, biết bao đôi trai gái người Mông trên mảnh đất vùng cao này đã nên vợ, nên chồng.

Để làm được một chiếc khèn đẹp đòi hỏi kỹ thuật chế tác rất cầu kỳ và lựa chọn kỹ lưỡng từng nguyên liệu.

Người Mông ở Mù Cang Chải thường biểu diễn khèn đơn, khèn đôi hoặc khèn tập thể. Biểu diễn khèn không đơn thuần chỉ là thổi mà còn phải biết kết hợp với múa. Động tác múa khèn cũng rất phong phú và đa dạng như múa nhảy đưa chân, quay tại chỗ, lăn nghiêng... Việc kết hợp giữa thổi và múa khèn đòi hỏi họ phải có sức khỏe, kỹ thuật biểu diễn.

Nghệ nhân chế tác khèn Mông Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)

Người Mông ở Mù Cang Chải thường biểu diễn khèn đơn, khèn đôi hoặc khèn tập thể. Biểu diễn khèn không đơn thuần chỉ là thổi mà còn phải biết kết hợp với múa. Động tác múa khèn cũng rất phong phú và đa dạng như múa nhảy đưa chân, quay tại chỗ, lăn nghiêng... Việc kết hợp giữa thổi và múa khèn đòi hỏi họ phải có sức khỏe, kỹ thuật biểu diễn.

Nếu ai có dịp đến vùng cao Tây Bắc, hãy tới Mù Cang Chải để được một lần lắng nghe tiếng khèn và cùng trải nghiệm cuộc sống người Mông nơi đây.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top