Văn hóa tín ngưỡng

Tục đốt vía của người Việt

Người Việt xưa của chúng ta tin rằng, gặp người vía dữ cũng như gặp vía ma quỷ, đều có thể ốm đau.

Thành hoàng là người chết vào giờ thiêng

Trong các loại Thành hoàng của làng xã người Việt, có một loại Thành hoàng tương đối phổ biến và chiếm số lượng không phải quá ít, họ là nhân thần, nhưng không phải là anh hùng dân tộc, nhân vật lịch, người có công lao, người học rộng, tài cao… mà thường là những con người bình thường, thậm chí có địa vị xã hội thấp, nhân cách thấp hèn, nhưng họ lại chết một cách không bình thường, vào giờ phút “bất thường” mà dân gian gọi là “giờ thiêng”.

Thành hoàng là người ngoại bang

Ở nhiều vùng khác của nước ta cũng có hiện tượng thờ cúng Thành hoàng là người ngoại tộc. Điều này có thể cắt nghĩa bằng nhiều lý do: Những người nước đó có nhân cách cá nhân và có công lao to lớn với địa phương nên sau khi chết được tôn thờ; Do sự kính nể, thậm chí cả sự sợ hãi uy lực của những con người đó nên phải thờ cúng để “hồn ma” của họ không làm hai cộng đồng.

Ảnh hưởng của Nho giáo với tục thờ cúng tổ tiên

Cùng với Phật, Nho giáo đã ảnh hưởng khá lớn tới đời sống tinh thần trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Nó ảnh hưởng trong cả một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp. Ảnh hưởng ấy được biểu hiện rõ trên hai phương diện: tục thờ cúng mang yếu tố cộng đồng và nó được biểu hiện ở những nghi thức thờ cúng và tang tế.

Thành hoàng là người hiền có công mở mang dân trí

Tuy là những người nông dân ở thôn xã cổ truyền, nhưng từ lâu đồng bằng Bắc Bộ là đất văn hiến, nhân dân có truyền thống quý trọng các bậc hiền tài, học rộng, trí cao. Lúc sống, họ được coi là niềm tự hào của quê hương, lúc chết được tôn thờ, có khi được lập Thành hoàng.

Thành hoàng là người khai phá, lập làng

Có một loại Thành hoàng vốn là người đầu tiên đi tìm kiếm, khai phá, di dân lập làng, đắp đê, xẻ ngòi, phòng trừ dịch bệnh, mở chợ, khai bến để buôn bán, giao lưu.

Tục bán mở hàng theo tín ngưỡng dân gian

Tục lệ mua mở hàng đã xuất hiện từ rất lâu, ngay khi hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa ra đời thì tục lệ này đã xuất hiện. Với phong tục mở hàng, người chủ mong muốn gửi gắm vào người mở hàng để có một năm làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt, hanh thông thuận lợi.

Thành hoàng là các danh nhân văn hóa

Các danh nhân văn hóa là những người có tư chất, nhân cách trình độ góp phần sáng tạo nên các giá trị văn hóa cho dân tộc địa phương, như tạo ra một nghề nghiệp mới, kỹ thuật mới, các hình thức sinh hoạt văn hóa mới… mà người ta thường gọi là “Tổ sư” nghề.

Thành hoàng là các nhân vật lịch sử

Các Thành hoàng là nhân vật lịch sử phần lớn là những người có thật trong lịch sử, như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Công Trứ…, nhưng cũng có vị là những nhân vật nửa thật nửa huyền thoại, như Vua Hùng, An Dương Vương, Cao Lỗ, Triệu Quang Phục…., thậm chí có những vị vốn gốc không phải là nhân thần, hay nhân vật lịch sử mà sau này được “lịch sử hóa”, “nhân vật hóa”.

Tục thờ bà Cô, ông Mãnh

Trong văn hóa tâm linh người Việt, Bà Cô Ông Mãnh là những người chết trẻ trong gia đình, dòng họ. Vì chưa tận số nên linh hồn họ vẫn chưa thể siêu thoát, tái sinh mà vẫn lưu luyến ở trần gian. Bà cô hay còn được gọi là Bà Cô Tổ hay Bà Tổ Cô là người trong gia đình, dòng họ đã ra đi từ độ tuổi 12- 18, chưa lấy chồng.

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thần và Nhân thần

Trong số các vị Thành hoàng không có sắc phong, ngoài các loại bị quy là “Dâm thần”, “Dị thần” thì còn không ít các Thành hoàng là Thổ thần. Có lẽ đây là loại Thành hoàng có nguồn gốc xa xưa là các Thổ thần của các thôn, làng, sau này do việc phong tặng của các triều đại phong kiến mà bị “biến mất”, nhập vào các Thành hoàng là nhân vật lịch sử hay bị loại ra khỏi loại Thành hoàng có sắc phong.

Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần và Thủy thần

Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần tức là các vị thần mang dạng là thần Nước (Thủy thần), thần Đất (Thổ thần), Thần Núi (Sơn thần), Thần có dạng là các con vật, đồ vật…

Phân loại Thành hoàng và Thành hoàng gốc thiên thần

Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi hình thành tộc Việt, nhà nước cổ đại Văn Lang – Âu Lạc, và văn hóa cổ truyền Việt Nam. Bởi vậy, qua diện mạo Thành hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ ta cũng có thể hình dung được diện mạo chung của tục thờ phụng này ở nước ta.

Thờ thành Hoàng làng đã trở thành phong tục của nhân dân Việt Nam

Với sự thắng thế của Nho giáo, tầng lớp nho học ở làng xã ngày một đông đảo, đã nắm lấy quyền quản lý đình làng, nghi thức hóa việc thờ cúng theo tinh thần Nho giáo. Đặc biệt là từ thế kỷ XVI, với việc phong bằng sắc cho các Thành hoàng làng xã của các nhà nước phong kiến, một lần nữa nâng cấp và chính thức hóa việc thờ cúng này ở nông thôn.

Nguồn gốc của Thành Hoàng

Thờ cúng Thành hoàng là tín ngưỡng rất phổ biến ở các làng xã người Việt và ở một số dân tộc thiểu số khác, như Mường, Tày, tuy mức độ kém phổ biến hơn. Có thể nói, nếu thờ tổ tiên là tín ngưỡng chính của cộng đồng gia tộc thì thờ Thành hoàng là tín ngưỡng chính của cộng đồng làng. Thiếu hiểu biết về thờ Thành hoàng làng xã sẽ hạn chế đối với sự hiểu biết dân gian nói chung và tín ngưỡng làng xã nói riêng, đối với việc tìm hiểu con người và văn hóa của người nông dân Việt Nam.

Thực tế phục hồi của nghi thức thờ tổ tiên

Trong thực tế, các nghi thức thờ cúng tổ tiên đang được phục hồi theo hướng phô trương, không phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Cũng do mức sống của một bộ phận cư dân cao hơn trước nên bày ra lễ thức cầu kỳ, làm mất đi tính thiêng liêng của tín ngưỡng. Ngày giỗ bày mâm cao cỗ đầy, ăn uống cười nói ầm ĩ đến mức việc cúng lễ chỉ là cái cớ.

Hoa cúng trên bàn thờ gia tiên và ý nghĩa các loài hoa cúng

Hoa cúng cắm trên bàn thờ gia tiên phải là những loài hoa mang sự thanh cao, nhã nhặn, hương thơm nhẹ, có tính kị tà.

Lễ thức trong tang ma của người Việt

Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thứ quan trọng bậc nhất để đưa ông bà, cha mẹ vừa mất về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên (những người mới chết được lập bàn thờ riêng, cho tới khi giỗ hết, cải táng sạch sẽ, mới được ghép thờ chung với tổ tiên). Sách Thọ Mai gia lễ đã ghi chép khá chi tiết các quy định của lễ tang.

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành đạo lý làm người

Mức độ phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên diễn ra không đồng đều ở các vùng: ở nông thôn mạnh hơn thành thị, ở miền Bắc có phần sâu đậm hơn miền Nam. Là vùng đất mới, cư dân lại được tập hợp từ nhiều vùng khác nhau, làng xã Nam Bộ có kết cấu không bền chặt như làng xã Bắc Bộ, và do đó thờ cúng tổ tiên cũng bớt phần nghi thức chặt chẽ, thờ cúng ít đời hơn (phần lớn chỉ thờ đến ba đời).

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được khôi phục mạnh mẽ sau chiến tranh

Qua kết quả khảo sát cuối năm 1995 ở một làng cổ ven đô (nơi chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa) là làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội cũng rất đáng lưu ý: 84,4% người tin có linh hồn, 35,5% tin có ma. Khi được hỏi về các hành vi tín ngưỡng, có tới 95,5% gia đình quan tâm đến hướng để mồ mả, rồi sau đó mới tham gia vào các hành vi khác: chọn giờ tốt, xấu (88,8%), xem chân gà (60%), xem tướng (22,2%), hầu đồng (2,2%)…
banner 160x600
Top