Văn hóa tín ngưỡng

Tục thờ cúng vía lúa của người Dao

Từ xưa, trong quan niệm của người Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam thì vạn vật từ con người, cỏ cây, muông thú, đến đồ vật đều có hồn vía. Tuy nhiên, sự coi trọng hồn vía của vạn vật có lẽ được thể hiện rõ nhất trong cộng đồng người Dao qua tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng.

Dạng thức thờ Mẫu ở Trung Bộ

Dạng thức thờ Mẫu Trung Bộ phân bố chủ yếu từ phía nam Hải Vân cho tới Ninh -Bình Thuận cựa nam Trung Bộ, còn Bắc Trung Bộ tục thờ mẫu cơ bản thuộc dạng thức Bắc Bộ. Đặc trưng cơ bản của dạng thức này là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần.

Dạng thức tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ

Mô hình tổng quát tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam gồm 3 lớp kế tiếp và có mối liên hệ hữu cơ với nhau, đó là: Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu tam phủ, Tứ phủ.

Các vị thần dân gian trong ngôi chùa Việt ở Tây Ninh

Trong quá trình Nam tiến, “hành trang” các lưu dân mang theo còn có tín ngưỡng dân gian, những vị thần bảo hộ cho người đi mở cõi, cho vùng đất nơi họ định cư, lập nghiệp.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Cúng giỗ những người mất tích

Vì những lý do nào đó, một số người bỏ nhà đi tha phương cầu thực, không trở về, và trong gia đình không ai biết tin tức nơi ăn chốn ở của họ. Những người bị chết đường chết chợ, hoặc bỏ mạng ở trận mạc, không một ai biết tung tích, …Tất cả những trường hợp đó đối với gia đình được coi là mất tích. Mất tích tức là chết.

Tục thờ cúng của người Xtiêng

Theo tâm linh của người Xtiêng thì khi người chết linh hồn sẽ trở về với rừng thiêng và vẫn “sống” như lúc chưa chết, chỉ có điều mắt người thường không nhìn thấy, song họ (linh hồn) vẫn thỉnh thoảng trở lại sóc để thăm thân nhân, người làng, vì lẽ đó mà người ta vẫn thờ cúng lâu dài. Có một điều là họ thờ chung tất cả mọi người đã khuất trong gia đình một bát hương.

Lễ cúng cắt ngà voi của người M’nông

Từ xưa đến nay, người M’nông thường thích nuôi voi đực hơn voi cái. Thực tế, nuôi voi đực sẽ cắt được ngà, vài ba năm sẽ cắt được cặp ngà. Một cặp ngà đổi được một con voi con. Một đời voi đực sẽ cắt được hàng chục lần cặp ngà và trị giá bằng hàng chục con voi con và sẽ mang lại cho gia chủ nhiều của cải.

Nhập trạch – Nghi lễ cổ truyền của người Việt

Lễ nhập trạch (lễ dọn về nhà mới, có thể là nhà tự xây cất, hoặc nhà mới mua), là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt.

Lễ cúng Thần Thổ địa của người Kháng

Nghi lễ cúng Thần Thổ địa tiếng dân tộc Kháng có tên là “Mừ té mà ngặt tia”. Theo quan niệm của đồng bào, trong năm, nhất định phải tổ chức nghi lễ trên hai lần, nếu vì lý do nào đó không thực hiện được thì năm đó, cuộc sống dân làng sẽ khó khăn, mùa màng thất bát, con người đau ốm, lợn, gà khó nuôi…

Tín ngưỡng thờ cúng giỗ họ

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Tục thờ Mộc tinh

Mộc tinh là tinh của những cây lớn mọc ở những vườn rộng, nhất là những cây cổ thụ. Nhiều người sau khi mua được nhà cửa, có vườn rộng, trong vườn lại có nhiều cây cối, cây ăn quả, đặc biệt là những cây cổ thụ. Khi dọn đến ở gặp phải một vài trở ngại, tai ương, người xưa cho là tại những cây cổ thụ có thần và vị thần này đang ra uy để chứng tỏ sự hiện diện của mình.

Nghệ thuật múa rối nước - nét văn hóa chỉ có duy nhất ở Việt Nam

Múa rối nước là nghệ thuật dân gian độc đáo ra đời từ rất lâu và chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, trò múa rối nước dần trở thành một thú vui tao nhã của người Việt trong các dịp lễ hội. Từ tạo hình các con rối đến các làn điệu đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng và trở thành niềm tự hào của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hệ thống thần linh Tam phủ, Tứ phủ

Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ hình thành và phát triển trên nền tảng thờ Nữ thần và Mẫu thần, nhưng sau khi đã hình thành rồi thì Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ lại tác động ảnh hưởng theo xu hướng “Tam phủ, Tứ phủ hóa” tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa. Điều này chúng ta thường thấy khá phổ biến ở các đền, miếu thờ Nữ thần và Mẫu thần, thể hiện cách phổi thờ, các hình thức trang trí, tranh tượng, các lễ vật, tục hát chầu văn…

Nghi lễ khi làm nhà mới của người xưa

Từ khi bắt đầu làm nhà đến khi ngôi nhà được hoàn tất, thuở xưa người Việt phải tiến hành nhiều nghi lễ, như lễ bình cơ, lễ nhập trạch, lễ tân gia, lễ hoàn công....

Lễ thượng thọ - nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Đối vối người Việt, theo phong tục xưa, gia đình nào có ông, bà, cha, mẹ thọ 70 tuổi thì làm lễ mừng thọ, 80 tuổi là Thượng thọ, 90 tuổi là Thượng thượng thọ, 100 tuổi là Bách tuế đại thọ. Tập tục này thể hiện đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn, kính trọng và biết ơn người đã sinh thành nuôi dưỡng mình, rất đáng được trân trọng.

Phong tục lập bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về, thờ cha mẹ và ông bà tổ tiên, hương khói trong những ngày giỗ, tết. Xưa kia, khi nền kinh tế của nước ta chỉ là nông nghiệp tự cung, tự cấp, thì người nông dân suốt đời không rời quê cha đất tổ, chuyển cư sang làng bên cạnh cũng đã gọi là biệt quán, ly hương, vì vậy bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt và tạm thời, chưa thành phong tục phổ biến.
banner 160x600
Top