banner 728x90

Mẫu Po Inư Nưgar trong tâm thức người Chăm

17/07/2024 Lượt xem: 2526

Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp, có giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của các dân tộc Việt Nam. Đối với người Chăm, Nữ thần Po Inư Nưgar là biểu tượng linh thiêng nhất về Mẹ. Ngày nay các huyền thoại, truyền thuyết, kiến trúc, lễ hội…về Nữ thần vẫn còn tồn tại và in đậm trong đời sống nhân dân.

Nữ thần Po Inư Nưgar được coi là người Mẹ xứ sở của người Chăm, là người sáng lập ra vương quốc Champa. Từ thời cổ đại đến thời cận đại đã có rất nhiều thần thoại viết về nguồn gốc của Nữ thần.

Theo truyền thuyết Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian. Bà có 97 người chồng, 36 người con. Nữ thần có nhiều tên gọi khác nhau: Po Inư Nưgar (thần Mẹ xứ sở), Po Yang Inư Nưgar Taha (thần Mẹ lớn xứ sở), Muk Juk (Bà Đen), Pataw Kamei (Vua của đàn bà), Bahagavati Vari (Nữ thần Mẹ lớn Linga – Shiva). Khi Bà La Môn giáo xuất hiện ở Champa, người Chăm Bà La Môn giáo đã đồng nhất Po Inư Nưgar với Nữ thần Uma – vợ thần Shiva trong Bà La Môn giáo của người Ấn Độ. Về sau, dưới cách nhìn của người Chăm Bàni lại cho rằng Bà là con gái của Âu Loa Hú (thượng đế).

Tháp thờ Po Inư Nưgar của người Chăm

Trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ thì đã có sự hòa nhập giữa vị thần Bhavapara (Uma – vợ của  thần Shiva) của Ấn Độ giáo với nữ thần bản địa Po Inư Nưgar của người Chăm và sau này còn được Hồi giáo Bàni hóa nữa. Kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa đó, Po Inư Nưgar được các triều đại vua Champa ở vùng Kauthara (Nha Trang) tôn thờ ở vị trí tối cao.

Như vậy, có thể nói việc tôn thờ vị thần Mẹ xứ sở ở vị trí tối thượng của người Chăm là nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm. Để hình thành nên tục thờ Mẫu của mình, người Chăm đã phải trải qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa hết sức sâu sắc. Từ nguồn gốc thờ cúng nữ thần mang tính bản địa đến những thế kỷ đầu Công nguyên đã diễn ra quá trình hỗn dung văn hóa Ấn mà trong đó tục thờ thần Shiva và nữ thần Uma – Bahavapara. Đây được xem là thời kỳ bắt đầu phục hồi yếu tố Mẹ của tín ngưỡng dân gian.  Đến thế kỷ 10, một bộ phận văn hóa Chăm đã tiếp nhận văn hóa Islam từ các quốc gia hải đảo nên cũng diễn ra quá trình Islam hóa Mẫu thần Po Inư Nưgar trên phương diện tôn giáo.

  Po Inư Nưgar hiện diện trong tâm thức người Chăm như một vị thần tối thượng sinh ra mọi thứ từ vũ trụ đến đất đai, cây cối, lúa gạo và cả con người. Bà lại là nữ thần Mẹ của xứ sở che chở con người Chăm và giúp họ tồn tại với chức năng là nữ thần nông nghiệp bởi đó là ngành kinh tế chính của họ từ trước đến nay. Do vậy đối với người Chăm, Po Inư Nưgar là vị thần tối thượng toàn năng, là đấng sáng tạo, là đấng bảo vệ, là đấng hủy diệt những điều xấu, điều ác. Chính vì thế mà trong hầu hết các nghi lễ, Nữ thần Po Inư Nưgar luôn được người Chăm cầu xin ban phước và bảo vệ. Trong suốt chiều dài lịch sử, người Chăm vẫn luôn tôn thờ một Bà Mẹ xứ sở của từng thôn làng họ.

Thực hiện nghi lễ cúng đón nhận y trang nữ thần Pô Inư Nưgar

Từ sau thế kỷ 10, quá trình Nam tiến của người Việt đến những vùng đất mới dẫn đến sự Việt hóa hình tượng Mẫu thần Po Inư Nưgar ở Trung Bộ, kết quả đã cho ra đời hình tượng Thánh Mẫu Việt – Chăm Thiên Y Ana.

Đối với văn hóa của dân tộc Việt Nam vốn có nguồn gốc nông nghiệp, vai trò của người phụ nữ rất được đề cao trong đời sống cộng đồng, nó không chỉ biểu hiện qua ý thức mà còn cả trong tình cảm lẫn cuộc sống tâm linh của mỗi người. Đối với người Chăm, vai trò của Nữ thần Po Inư Nưgar đặc biệt quan trọng, Bà  dạy người Chăm biết cách trồng lúa, dệt vải, là vị thần đầy quyền năng sáng tạo. Bà đã nâng đỡ người Chăm đi những bước đầu trong tiến trình lập quốc của mình. Hình ảnh Po Inư Nưgar là Bà Mẹ nhiệm màu đã xóa đi mọi ngăn cách tôn giáo, vậy nên dù là tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào thì Bà cũng có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Bà được tôn thờ một cách độc lập và trở thành một biểu tượng thiêng liêng.

Mặt khác, tín ngưỡng thờ Mẫu có rất nhiều nét gần gũi với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói chung và người Chăm nói riêng. Ngay cả tín đồ đạo Hindu cũng cảm nhận được tín ngưỡng thờ Mẫu có rất nhiều nét gần gũi với họ, đó là đức tin vào người mẹ. Thực tế trên lịch sử cho thấy giữa Ấn Độ giáo và Champa đã có sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau thể hiện qua hình ảnh nữ thần Uma (vợ thần Shiva) mà người Chăm đã tiếp nhận dưới hình tượng Po Inư Nưgar.

Tựu trung lại, có rất nhiều tộc người có tục thờ Mẫu, mỗi tộc người có một bà Mẫu khởi nguyên và họ xem đó là tổ tiên của mình như Mẫu Âu Cơ của người Việt và Po Inư Nưgar của người Chăm. Việc thờ cúng này là dấu vết sớm của tục thờ cúng tổ tiên của mỗi gia đình hiện nay. Lịch sử xã hội phát triển, các giai cấp và hình thái xã hội ra đời, ngoài những vị Mẫu được xem là nguồn khởi nguyên giống nòi thì riêng từng nhóm người lại tôn thờ một vị Mẫu thần cụ thể, gần gũi và cần thiết cho cuộc sống tâm linh của họ.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top