banner 728x90

Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

15/07/2024 Lượt xem: 2450

Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ bái Tam bảo và thỉnh các sư mở khóa kinh cầu an, nghi thức quan trọng nhất trong ngày Lễ Panh Kom San Srok

Hằng năm, đồng bào Khmer tổ chức Lễ Panh Kom San Srok, một loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer. Ông Sơn Sương, A cha chùa Phnor Kom Pôt, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Tín ngưỡng dân gian Lễ Panh Kom San Srok không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của người Khmer, mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer, thể hiện niềm tin của con người vào thiên nhiên, thể hiện tính cộng đồng cao là yếu tố liên kết, tập hợp cư dân trong phum sóc”.

Lễ Panh Kom San Srok thường được tổ chức trong 2 ngày đêm, bao gồm các nghi thức như thỉnh các vị sư đi sớt bát theo từng hộ gia đình để cầu siêu, cầu an cho gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc; thỉnh chư thiên, mời các vị sư đọc kinh cầu an, để tế các vị thần bảo vệ đất đai và làm lễ gọi hồn lúa để cầu cho mùa màng được bội thu; cuối cùng là nghi thức thả đèn gió để mong ước nhiều điều may mắn, suôn sẻ, an vui đến mọi nhà...

Để chuẩn bị cho Lễ cầu an, người dân cung kính chuẩn bị lễ vật từ nhà, bái chư thiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Để chuẩn bị cho ngày Lễ Panh Kom San Srok ở phum sóc, vào ngày cuối cùng của Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, những Người có uy tín trong phum sóc ngồi lại chọn ngày tốt và thông báo cho mọi người biết thời gian và địa điểm tổ chức Lễ cầu an. 

Ông Lâm Chi ở ấp Cà Săng, xã Vĩnh Châu, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là Người có uy tín trong đồng bào Khmer nói: “Trước ngày Lễ, Ban Tổ chức họp bàn cách tổ chức như chi phí bao nhiêu rồi phân công người đi vận động người dân đóng góp. Thanh niên trong phum sóc thì tập trung lại chặt cây dựng rạp ngoài đồng ruộng để làm nơi tổ chức Lễ. Còn các hương thân phụ lão thì lo việc tâm linh như chuẩn bị bàn thờ Phật, nơi dành riêng cho các sư, nơi biểu diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian, đồng thời chuẩn bị hoa đăng, nhang đèn để phục vụ ngày hội...”.

Lễ Panh Kom San Srok là dịp để người dân trong phum sóc gặp gỡ, thăm hỏi sức khỏe, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và đóng góp an sinh xã hội ở địa phương

Ngoài ra, trong dịp Lễ còn mời đoàn nghệ thuật Khmer đến biểu diễn, làm cho ngày Lễ thêm phần rộn ràng cùng các trò chơi dân gian giải trí mang đậm nét văn hóa của dân tộc Khmer. Mấy năm gần đây, Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào dân tộc Khmer đã được lược bớt những nghi thức rườm rà, tốn kém nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của đồng bào Khmer.

Theo Báo dân tộc

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top