banner 728x90

Thành hoàng là người hiền có công mở mang dân trí

18/06/2024 Lượt xem: 2398

Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền (Nam Định)

Tuy là những người nông dân ở thôn xã cổ truyền, nhưng từ lâu đồng bằng Bắc Bộ là đất văn hiến, nhân dân có truyền thống quý trọng các bậc hiền tài, học rộng, trí cao. Lúc sống, họ được coi là niềm tự hào của quê hương, lúc chết được tôn thờ, có khi được lập Thành hoàng. Bởi vậy không ít nơi các ông Nghè, ông Trạng, người học giỏi được thờ phụng ở đình làng như: Ông Nghè Vũ Quân (Nghè Lợi) được thờ ở thôn Đao Cù, xã Nam Thành, huyện Nam Trực (Nam Định), ông Nghè Nguyễn Trường Nguyên (thời Lê) được thờ ở đình thôn Bói Trung, xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc (Nam Định), trạng nguyên Nguyễn Hiền được thờ ở Đình Quan Trạng, xóm Dương Bình, xã Nam Thắng huyện Nam Trực (Nam Định), Trạng Bùng thờ ở thôn Phùng Xá, Thạch Thất (Hà Nội)…

Khám và bài vị thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền

Một số người có công mở mang trường học ở làng xã được tôn làm Thành hoàng. Đó là trường hợp ông Giáo Cảnh và Tú Cự có công dạy học và sau khi mất được thờ ở đình Thố Nông, thôn Dương, xã Tân Hải, huyện Hải Hậu, Nam Định; Phạm Tuấn là tiến sĩ thời Lê có công mở trường dạy học, khi mất được thờ ở đình Đan Thế, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì (Hà Nội); Chu cần, Chu Khiêm và Chu Đàm là ba anh em có công mở trường dạy học, khi mất được thờ ở đình Vời, thôn Nội, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Theo quan niệm truyền thống, những con người hiếu lễ, tiết hạnh, nêu tấm gương đạo đức cho cộng đồng và sau khi mất cũng có thể được thờ làm Thành hoàng. Ví dụ, đền bà Thiết Hạnh thôn Nghĩa Lễ, xã Mỹ Lộc (Nam Định) thờ người phụ nữ đã quyên sinh theo chồng, được phong sắc của triều đình và là Thành hoàng. Đền Đông ở xã Bắc Hòa và xã Trực Thành – Trực Ninh (Nam Định) thờ Đức Công Hiếu Trần Thị Ngoạn đã sinh thành Thánh nhân nữ tướng…

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ

Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.

Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng

Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.

Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao

Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Top