banner 728x90

Thành hoàng là các danh nhân văn hóa

17/06/2024 Lượt xem: 2528

Các danh nhân văn hóa là những người có tư chất, nhân cách trình độ góp phần sáng tạo nên các giá trị văn hóa cho dân tộc địa phương, như tạo ra một nghề nghiệp mới, kỹ thuật mới, các hình thức sinh hoạt văn hóa mới… mà người ta thường gọi là “Tổ sư” nghề.

Đền thờ Tổ nghề dệt làng Vạn Phúc

Trong công trình Lước truyện Thần tổ các ngành nghề của Vũ Ngọc Khánh, tác giả đã cung cấp 160 vị là “Thần tổ” “Tổ sư” các ngành nghề, trong đó chủ yếu là các nghề thủ công: gò đồng, nghề mộc, rèn, dệt, làm giấy, làm sơn… ngoài ra còn có các nghề hát tuồng, hát ả đào, hát chèo, múa rối… Các tổ nghề phần lớn được các làng xã ghi nhớ công đức lập đền, miếu thờ phụng hằng năm, tuy nhiên không phải tất cả các vị tổ nghề này đều trở thành Thành hoàng của làng. Để trở thành Thành hoàng, vị tổ nghề ngoài có công dạy và truyền nghề thì còn phải là người vốn có đức độ, phẩm chất cao thượng, khi mất hiển linh, có thể che chở, bảo vệ, mang lại sự bình an cho cộng đồng.

Các Thành hoàng vốn là tổ sư, thần tổ các ngành nghề như:

  -   Vũ Quan là tổ nghề nón và áo tơi của làng Tri Chỉ, xã Trí Trung (Phú Xuyên) vào thời Lê.

-    Nguyễn Thực (Đông Hải Đại Vương) tổ nghề tầm tang, là Thành hoàng làng Thiên Đông, xã Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

-    Thiều Hoa Công Chúa, tổ sư nghề dệt vải, lụa là Thành hoàng làng Cổ Đô – Ba Vì, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

-    Nguyễn Hồ Thống Chế, tổ sư nghề rèn, Thành hoàng làng Mậu Lương, xã Hiền Lương, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

-    Hoàng Đôn Hóa, tổ sư nghề thuốc, Thành hoàng làng Đa Sỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

-    Trần Quang Khải, tổ sư nghề ca công, múa rối, Thành hoàng thôn Phương Bông, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

-    Thần Không Lộ, tổ sư nghề đúc đồng là Thành hoàng làng Đại La (Hà Nội).

-    Lương Như Học (thời Lê) phát minh kỹ thuật in, thần bảo trợ nghề khắc gỗ, in tranh làng Đông Hồ, Bắc Ninh.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top