Ngôi đền thờ Nguyễn Công Trứ
Có một loại Thành hoàng vốn là người đầu tiên đi tìm kiếm, khai phá, di dân lập làng, đắp đê, xẻ ngòi, phòng trừ dịch bệnh, mở chợ, khai bến để buôn bán, giao lưu.
Với những nơi đất cũ thì thường sẽ gặp các vị Thành hoàng có công đắp đe chống lụt, khai mương, mở chợ, phòng trừ dịch bệnh…đó là các trường hợp:
-
Văn Dĩ Thành (thời Trần) giúp dân phòng trừ dịch bệnh, là Thành hoàng làng Thúy Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
-
Quận công Bùi Nghiên Phổ có công giúp dân mở chợ, sau là Thành hoàng thờ ở đình Thị, Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.
-
Quận công Lê Bình (thời Lê) có công giúp dân đắp đê, xẻ ngòi, là Thành hoàng thôn cổ Nghĩa Hạ và Nghĩa Thượng, xã Thượng Đình, Đan Phượng, Hà Nội.
Còn với những nơi là đất mới vùng duyên hải thì thường gặp các vị Thành hoàng là người chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất hoang.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ
Điển hình là ở huyện Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình), Phát Diệm (Ninh Bình) là nơi Nguyễn Công Trứ có công lấp biển, lập ấp, khẩn hoang, sau này ông được thờ làm Thành hoàng ở nhiều làng. Ở các huyện khác như Trực Ninh, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc, Giao Thủy, Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định cũng có nhiều vị Thành hoàng thuộc loại này. Đặc biệt, ở vùng ven biển, dân gian quan niệm Tống Hậu là vị Thủy thần chuyên phù hộ cho dân chống lụt bão, nên cũng được nhiều nơi thờ làm Thành hoàng.
Ban Nghiên cứu Tôn giáo