Du lịch tâm linh

Lễ cấp sắc của người Tày ở Định Hóa

Trải qua thời gian, mặc dù hiện nay Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, song những giá trị cốt lõi vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Do vậy, Lễ cấp sắc trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Tày nơi đây.

Độc đáo mái tóc giả của phụ nữ Hà Nhì

Người Hà Nhì đen sinh sống trên vùng núi đá có độ cao trên 2.000m của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Quanh năm giá rét nên trang phục và cách làm đẹp của phụ nữ Hà Nhì nơi đây rất độc đáo.

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Phong tục về lễ chạm ngõ và lễ xin dâu

Sau khi hai bên gia đình đã thỏa thuận và đi đến quyết định cưới, gả, nhà trai sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đem lễ vật trầu cau đến xin đính ước.

Tục ra gà – một nét văn hóa Chu Hóa, Phú Thọ

Ở xã Chu Hóa (Lâm Thao, Phú Thọ), tục ra gà cho các bé trai sinh trong năm có từ thời phong kiến cách đây hàng trăm năm. Khi hòa bình lặp lại, đình làng trở thành nhà kho hợp tác xã nông nghiệp, tục ra gà tạm thời bị quên lãng. Song 10 năm trở lại đây, đình làng được khôi phục, theo đó tục ra gà được coi trọng và trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Tục ra gà được hai làng: Làng Thượng và làng Hạ duy trì và bảo tồn.

Chiêm ngưỡng 3 cặp đại lão bồ đề là cây di sản ở Nam Định

Cả 3 cặp đại lão bồ đề đều có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, được công nhận là cây di sản ở xã Hải Bắc và xã Hải An (cùng huyện Hải Hậu), xã Giao Thanh (huyện Giao Thủy).

Ngôi chùa ở Việt Nam được xây bằng hơn 1.200m3 gỗ lim và gỗ sến, đặt bức tượng Bồ đề đạt ma bằng gỗ nu nghiến nguyên khối lập kỷ lục

Hàng trăm năm qua, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người dân địa phương và là điểm đến không thể thiếu trong hành trình về thăm Nghệ An.

Ngọn tháp 9 tầng linh thiêng, nghìn năm sừng sững giữa lòng thành phố hoa phượng đỏ

Đồ Sơn (Hải Phòng) là một điểm đến du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi sự phong phú về di tích lịch sử và văn hóa. Khu vực này tự hào sở hữu nhiều di tích có tuổi đời hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Một trong những di tích nổi bật và có giá trị lịch sử văn hóa lớn nhất chính là tháp Tường Long.

An Nam tứ đại khí

An Nam tứ đại khí (còn gọi là Nam Thiên tứ bảo khí hay Nam Thiên tứ đại thần khí) là những báu vật linh thiêng có thể chấn hưng quốc gia, quyết định đến sự phồn vinh, suy vong của dân tộc của Việt Nam. Như Nhật Bản có “Tam Chủng thần khí”, Trung Quốc có “Trấn Quốc chi bảo”, Triều Tiên có “Thiên Phù tam ấn”, “tứ đại khí” của người Việt gồm: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh - 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần. Cả 4 đều được đúc bằng đồng.

Tháp bà Ponagar Nha Trang – Mang đậm kiến trúc của người Chăm Pa

Tháp bà Ponagar tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ bên cạnh cửa Sông Cái, cao hơn mặt nước biển khoảng 10 - 12m và khá gần với trung tâm thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Tháp bà Ponagar Nha Trang là một quần thể gồm nhiều tháp được xây dựng bởi người Chăm Pa cổ. Ngoài ra, tháp bà còn được biết đến với cái tên khác như Yang Po Inư Nagar.

Chiếc gùi, một nét đẹp trong đời sống của người K’Ho

Trong đời sống của người K’Ho nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở dãy Trường Sơn Tây Nguyên nói chung, từ bao đời nay chiếc gùi đã trở thành một vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày và trở thành một nét đẹp văn hóa của người K’Ho. Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập về những chiếc gùi của đồng bào K’Ho ở cao nguyên Di Linh.

Tục nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa hay tục nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang là một hoạt động văn hoá mang tính tâm linh, với mục đích là thể hiện sức mạnh cùng ý chí phi thường, dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi được tà ma và bệnh tật. Lễ hội này thường diễn ra vào cuối năm, khi mà mùa đông đang ở giai đoạn khắc nghiệt nhất.

Ngủ thăm - Phong tục độc đáo của người Thái, Mông, Dao, Mường

Đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá như Thái, Mông, Dao Mường có một phong tục rất đặc trưng và thú vị là tục ngủ thăm, nhằm để cưới được vợ. Lệ này cho phép các chàng trai đến "ngủ thăm" nhà cô gái mà họ ưng ý.

Tục hèm của người chết giờ thiêng và trở thành Thành hoàng

Một số làng người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thờ các Thành hoàng vốn xưa là người ăn mày, hốt phân, ăn trộm, ăn cướp… chết vào giờ thiêng, linh ứng và được thờ làm Thành hoàng. Bởi vậy, trong nghi lễ hội làng thường phải thực hiện các hèm tục này, mà thường làm vào ban đêm, người ngoài làng không được tham dự.

“Tục hèm” đậm nét tín ngưỡng phồn thực

Hèm - phồn thực là loại hèm – nghi lễ khá phổ biến trong thờ Thành hoàng, nhất là vào dịp lễ hội mùa xuân. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì nguồn cội lễ hội Việt Nam là lễ hội nông nghiệp các vị thần ít nhiều có gốc gác từ thần nông. Hơn thế nữa vũ trụ luận Việt Nam và phương Đông là âm – dương tương khắc tương sinh.

Độc đáo điệu múa chuông của dân tộc Dao

Múa chuông là vũ điệu độc đáo trong các nghi lễ của người Dao Đỏ ở vùng cao, là làn điệu linh thiêng được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đây là nét đẹp văn hóa nghệ thuật truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao.

Đặc sắc Lễ hội cầu ngư Lộ Diêu (Bình Định)

Từ ngày 20 - 23/6, thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tưng bừng tổ chức Lễ hội cầu ngư Vạn Lộ Diêu. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng cư dân miền biển, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tàu thuyền ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.

Độc đáo kiến trúc đền Phù Đổng

Đền Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết về Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian.

Văn hóa đình làng ở xã cù lao Bình Thủy

Từ giữa tháng 3 đến tháng 5 (âm lịch) hàng năm, các đình thần đồng loạt tổ chức lễ kỳ yên để gửi gắm niềm tin, mong cầu cuộc sống bình an, no ấm, mùa màng bội thu. Hòa cùng nét văn hóa lâu đời ấy, vào ngày 9 - 11/5 (âm lịch) hàng năm, tại xã cù lao Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) sôi nổi diễn ra các hoạt động mừng lễ kỳ yên, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Một hòn đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cả đảo không một bóng cây mà có đến 80 loài chim sinh sống

Một hòn đảo thuộc quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo quanh năm chỉ có nắng và gió, trên đảo không một bóng cây, chỉ có đá và cỏ dại kỳ lạ thay lại là thiên đường của các loài chim.
banner 160x600
Top