Du lịch tâm linh

Lễ tạ ơn cha mẹ: Nét độc đáo trong phong tục của người J'rai

Lễ tạ ơn, báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng người J’rai ở xã Ia Piar (huyện Phú Thiện, Gia Lai). Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Vẻ đẹp và sức hấp dẫn trên đỉnh núi Bà Đen: sáng săn mây, chiều dâng đăng, tối xem nhạc nước

Núi Bà Đen không chỉ là điểm đến hành hương với hệ thống chùa Bà hàng trăm năm tuổi và các công trình tâm linh kỳ vĩ trên đỉnh núi. Tại đây còn rất nhiều trải nghiệm độc đáo mà nếu chưa từng thử, bạn sẽ không thấy được hết vẻ đẹp và sức hấp dẫn của ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày - Nùng Cao Bằng

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng biệt.

Tết Ngô cổ truyền độc đáo của đồng bào dân tộc Cống ở Lai Châu

Tết Ngô (hay Quề La Loong) là ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Tết Ngô được tổ chức khi mùa ngô đã được thu hoạch vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để bà con tụ họp sau một năm lao động vất vả.

Nghệ thuật múa rom vong của người Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật múa rom vong là món ăn tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Tục uống rượu bằng thìa của người Nùng

Người Nùng ở Cao Bằng có tục uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ hoặc mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện”.

Lễ đạp tro của người Gia Rai

Sau khi tổ chức đám cưới, để bày tỏ lòng thành kính, đền đáp công ơn của cha mẹ, gắn kết tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng thời tiễn người con trai về nhà vợ, đồng bào Gia Rai thường tổ chức lễ Joă H’Bâu hay còn gọi Lễ đạp tro.

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ hàng trăm năm trước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nghề cói ngày càng thể hiện được vị thế của mình và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tục ăn trầu - nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam

Ăn trầu là tập tục có từ lâu đời ở một số quốc gia Ðông Nam Á. Riêng ở Việt Nam, tục lệ này đã có từ hàng ngàn năm qua và đã trở thành một nét đẹp trong bản sắc văn hóa truyền thống từ xưa đến nay.

Phong tục lễ hội của người Khmer

Phong tục tập quán và lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể, phản ánh nét đẹp sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư, mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Người Khmer Nam bộ nói chung vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời và có nền văn minh phát triển từ khá sớm.

Độc đáo Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào dân tộc Khmer

An Giang, mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, môn thể thao độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang.

Phong tục tập quán Việt Nam - niềm tự hào dân tộc

Các phong tục tập quán Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ và là một phần gắn bó mật thiết với đời sống của chúng ta. Phong tục là những hoạt động sống của con người, được hình thành suốt chiều dài lịch sử và được ổn định thành nề nếp. Tính chất quan trọng của phong tục là tính kế thừa, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Gìn giữ nét đẹp trong điệu múa Chhay - dăm của đồng bào Khmer

Múa trống Chhay dăm là loại hình múa dân gian của người dân tộc Khmer, tồn tại và phát triển hàng trăm năm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đây là bộ môn nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tháp Cổ Bình Thạnh Tây Ninh – kiệt tác kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo

Văn hoá Óc Eo là nền văn hoá cổ gắn liền với vùng đất Nam Bộ và khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông. Tháp Cổ Bình Thạnh là một trong những kiệt tác kiến trúc hiếm hoi còn sót lại của nền văn hoá này. Trải qua hàng thế kỷ, toà tháp cổ vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, mà còn có giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc.

Nhìn nhận lại sự tích đức thánh Liễu Nghị và Thủy Tiên Động Đình Thánh mẫu

Truyện Liễu Nghị là một tác phẩm dạng truyện truyền kỳ phổ biến từ thời Đường kể về con gái vua Động Đình bị Kinh Xuyên ruồng bỏ, rồi được thư sinh Liễu Nghị báo tin cứu giúp. Các nhà Nho nước ta dựa vào truyện này mà cho rằng huyền sử về Kinh Dương Vương là sản phẩm sao chép từ truyện Liễu Nghị truyền thư.

Núi Bà Đen – Chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh thiêng của “Nóc nhà Đông Nam Bộ”

Được mệnh danh là “Nóc nhà của Đông Nam Bộ”, núi Bà Đen được xem như là ngọn núi cao nhất tại miền Nam và là điểm đến lý tưởng đối với khách du lịch bởi sở hữu những khung cảnh hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

Chùa Gò Kén Tây Ninh - Ngôi chùa cổ linh thiêng hàng trăm năm tuổi

Nếu so với Sài Gòn một thành phố trẻ sôi nổi và náo nhiệt, Hà Nội nghìn năm văn hiến, thì Tây Ninh là vùng đất giáp biên giới Campuchia, được biết đến với nhiều công trình tôn giáo nổi tiếng.

Bài 5: DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI DINH

Căn cứ Núi Dinh thuộc loại di tích lịch sử cách mạng. Nơi ghi dấu những sự tích anh hùng của quân và dân Huyện Châu Thành trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Cải lương - nghệ thuật dân gian ở Nam bộ

Trải qua biết bao trầm của lịch sử, hạt giống cải lương đã được sinh ra và phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất Nam Bộ. Ra đời sau Chèo và Hát Bội, phát triển từ nhạc Tài tử biến thành “ca ra bộ”, nghệ thuật cải lương đã dần dần phát triển và chinh phục đông đảo tầng lớp nhân dân, nó do người Việt sáng tạo trên nước Việt cho người Việt, được cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã có nhiều tác phẩm để đời đến ngày nay.

Bài 4: DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI DINH

Núi Dinh được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh BR-VT. Sử sách ghi lại rằng, hồi đầu thế kỷ XX nơi đây vẫn còn là rừng nguyên sinh, với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, gồm nhiều loại gỗ hiếm: dâu, sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, chiêu liên, châm sừng, săng trắng, sến, gõ đỏ...
banner 160x600
Top