banner 728x90

Bánh tét - Hương vị ngày Tết cổ Truyền

21/01/2025 Lượt xem: 2625

Bánh Tét có nguồn gốc từ sự giao thoa văn hóa giữa Việt và Chăm-pa, mang ý nghĩa về tình thân và sự đoàn kết gia đình. Nó biểu trưng cho sự bảo vệ, yêu thương trong các mối quan hệ.

Nếu bánh Chưng là biểu tượng của Tết miền Bắc, thì bánh Tét chính là hình ảnh đặc trưng của Tết miền Nam. Dù có nhiều loại bánh Tét khác nhau ở các vùng miền, nhưng bánh Tét Nam Bộ đều tuân thủ một khuôn mẫu, một quy trình chung và mang một ý nghĩa sâu sắc.

Theo phong tục ngày Tết, nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 giao thừa. Cả nhà sẽ thức chờ quanh nồi bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.

Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh tét là bánh tét chay và bánh tét mặn. Bánh tét chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn, ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.

Bánh tét là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam.

Một số chuyên gia nghiên cứu văn hóa lý giải rằng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt bắt đầu vào khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng thờ thần lúa nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh tét như ngày nay.

Bên cạnh nguồn gốc ra đời của bánh tét như là một sản phẩm của sự giao thoa văn hóa thì ông bà xưa còn truyền tai nhau những giai thoại lí giải cho việc hình thành bánh tét điển hình là câu chuyện vua Quang Trung khi đánh quân Thanh vào ngày Tết lúc bấy giờ vua cho quân lính nghỉ ngơi.

Một quân lính đã dâng lên vua một loại bánh được gói hình trụ trong lá chuối, khi ăn vua khen rất ngon và hỏi đây là bánh gì. Lính ta trả lời đây là loại bánh mà người vợ quê nhà thường gói cho để ăn theo bên đường, mỗi lần ăn anh lại nhớ đến vợ, nhớ đến quê nhà.

Bánh tét - Hương vị ngày Tết cổ Truyền

Nghe vậy vua Quang Trung rất cảm động và ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này ăn vào dịp Tết và đặt cho cái tên là bánh Tết. Đó được xem là nguồn gốc của bánh Tết trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Theo quan niệm cha ông xưa, những loại bánh, thức ăn sử dụng trong ngày Tết tất cả đều có ý nghĩa thương nhớ người xưa, cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình đa tạ trời đất đã cho người dân mùa lúa thuận lợi và bánh tét cũng không ngoại lệ.

Bánh tét truyền thống được bọc nhiều lá bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết. Không chỉ vậy, bánh tét xanh nhân đậu màu vàng gợi cho người nông màu xanh của đồng quê, gợi cho ta niềm mơ ước "an cư lạc nghiệp" của một mùa xuân an bình cho mọi nhà.

Bánh tét trong ngày Tết cổ truyền miền Nam

Chiếc bánh tét hay còn gọi là bánh Tết nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm nhiều ý nghĩa mong muốn gia đình luôn sum vầy, ấm no. Vì vậy theo phong tục ngày Tết, cứ tối 29, 30 Tết cả gia đình thức khuya chờ quanh nồi bánh, trẻ thì chơi đùa hay phụ ông bà chụm bếp lò, người lớn thì thi nhau gói bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của ngày Tết.

Theo khoahoc.tv

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.

Nét văn hoá đẹp của người H’mông

Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò

Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa

Tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử. Nó gắn liền với những ước vọng tốt đẹp trong ngày đầu xuân năm mới, truyền tải những lời chúc may mắn, sức khỏe và thành công cho mọi người

Mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền Bắc – Trung - Nam

Bên cạnh các món ăn truyền thống, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Theo thời gian, dù có nhiều thay đổi về văn hoá nhưng tập tục này vẫn lưu truyền trong gia đình Việt bởi ý nghĩa nhân văn của nó.

Các loại bánh truyền thống trong mâm cỗ Tết Việt

Bánh là một trong những món ăn không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Tùy theo từng vùng miền sẽ có loại bánh biểu tượng riêng và mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Phong tục Tết Nguyên Đán ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ngày Tết đến, mỗi vùng quê lại có những phong tục, truyền thống khác nhau, nhưng tất cả đều mong đón một năm mới đầy sức khỏe, may mắn và thịnh vượng.

Điệu múa tắc xình của người Sán Chay

Dân tộc Sán Chay ở Quảng Ninh gồm 2 nhóm Cao Lan và Sán Chỉ, sống tập trung ở các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ và một số ít ở Đầm Hà. Trong những năm qua, đồng bào Sán Chay luôn đoàn kết, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: Tiếng nói, chữ Nôm, hát soóng cọ, trang phục dân tộc, phong tục cưới hỏi, ma chay… trong đó có múa tắc xình (còn gọi là múa cầu mùa).
Top