banner 728x90

Nét tinh túy trong ẩm thực Tết Việt

15/01/2025 Lượt xem: 2437

Tết Nguyên Đán truyền thống của người Việt là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, được người Việt đón chào từ Tết Táo Quân (23 tháng chạp ÂL) và kéo dài đến ngày cúng Đất đai (Mồng 9 tháng Giêng). Giữa những ngày Tết có bao nhiêu lễ cúng khác, từ Tất niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch), lễ rước ông bà, cúng Giao thừa, đến lễ Khai hạ (mồng 7 tháng Giêng)…

Trong cái se lạnh tiết trời cuối đông và làn nắng xuân vàng ươm tràn về khắp nơi, người Việt hân hoan đón chào Tết như đón chào lễ hội của tâm hồn mình. Trong nhịp sống luân chuyển hàng ngày lẫn chiều sâu tâm linh, mỗi người Việt tin rằng Tết là thời khắc duy nhất mà cả người còn sống là ông bà, con cháu, bạn bè, làng xóm… đến tổ tiên tiền nhân sẽ hội ngộ để hưởng phước lộc trời cho và mừng năm mới. Bởi vậy, tất cả ai ai cũng dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, may áo mới tinh tươm và sắm những mâm cỗ ngon nhất để mời đãi lẫn nhau… Đây là dịp gia đình sum họp lại để làm cỗ cúng ông bà, để ăn bữa cơm tất niên…

Mâm cơm ngày Tết

Bởi vậy, bảng danh mục ẩm thực ngày Tết mang giá trị văn hóa Việt quay tròn bên mâm cơm cúng và bữa cơm truyền thống gia đình. Bao nhiêu hồ hởi trong chọn lựa nguyên liệu, bao nhiêu công phu, tài nghệ dồn đổ vào những món ăn cho ngày Tết, bao nhiêu tao nhã và ý nghĩ được tụ lại trong cách chế biến và bao nhiêu đón đợi chia mời hân hoan được bày lên bàn ăn ngày xuân…

Trong cái ấm áp và nguyên mới của vũ trụ ngày xuân, người Việt “ăn Tết”. Ăn Tết bằng cách rủ nhau đi chợ, giết lợn gà, muối dưa, làm bánh, nấu rượu… (Chim kêu ba tiếng ngoài sông - Mau lo lựa nếp, hết đông Tết về). Niềm vui sum họp thể hiện ngay bên cạnh ông Táo với nồi bánh chưng nghi ngút khói, với những mẻ kho làm mứt, làm chè, làm bánh. Cả xóm có khi tụ họp râm ran trò chuyện đốn tre chẻ lạt, bửa củi gói bánh… không khí Tết hiển hiện khắp nơi làng quê xứ Việt. Văn hóa Việt đậm tính dân dã, phác thực và giao cảm thể hiện rất rõ trong cách thức chế biến món ăn, trong cách giao đãi tổ tiên và cha mẹ, làng xóm, trong hương vị nồng nàn những món ăn chân quê được tinh cất, chắc lọc từ thiên địa và bàn tay con người…

Bức tranh ẩm thực ngày Tết của người Việt ngày nay đã bị tân tiến hóa, tây hóa ít nhiều, song hương vị quê nhà vẫn chưa phai lạt. Có lẽ do cốt tính văn hóa nghìn năm đã có, người Việt luôn hướng về tiên linh với lòng hoài cảm sâu nặng, với hạt gạo trắng ngần được sinh ra từ thiên địa dãi dầu và mồ hôi mặn chát, với những tiền nhân đắp đê ngăn mặn và mở đất phương Nam… Món ăn ngày Xuân của người Việt vì thế mang đậm ý nghĩa triết lý và chứa đựng nhiều bài học về tổ tiên.

Võ Thị Mai

 

 

Tags:

Bài viết khác

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.

Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Theo Công ước 2003, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này (Khoản 3, Điều 2).

Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Di sản văn hóa nói chung bao gồm các sản phẩm và các quá trình của văn hóa được sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền qua các thế hệ. Các di sản được coi như là tài sản văn hóa bao gồm vật thể như nhà cửa, công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật; phi vật thể như nhà cửa, công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật; phi vật thể như bài hát, âm nhạc, ca kịch, kỹ năng và tri thức truyền thống, tri thức về nấu ăn, về thủ công mỹ nghệ, lễ hội, thực hành nghi lễ dân gian…

8 di sản thế giới tại Việt Nam

Tính đến nay, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 18 di sản thế giới, trong đó có 2 di sản thiên nhiên (vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng), 5 di sản văn hóa (khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn), 1 di sản hỗn hợp (quần thể danh thắng Tràng An) và các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu.

Chợ Tết, nét văn hóa của người Việt

Những phiên chợ Tết đã trở thành văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Càng thấy ý nghĩa hơn đó là phiên chợ vào chiều 30 Tết bởi lẽ đây là thời điểm cuối cùng để mỗi gia đình sắm sửa chuẩn bị những vật dụng cần thiết cuối cùng chuẩn bị cho 3 ngày Tết. Những phiên chợ ấy luôn là nét văn hoá tinh thần vô giá của mỗi người dân đất Việt và tô thắm thêm nét đẹp trong văn hoá truyền thống của mỗi vùng quê Việt Nam.

Ẩm thực ngày Tết, nét văn hóa của người Việt

Nhìn từ bức tranh di sản văn hoá ẩm thực người Việt, chúng ta có thể thấy món ăn Việt có ba thời kỳ phá triển. Trong quần cư cùng các dân tộc anh em, người Việt đã có một bảng danh mục ẩm thực bản địa mang đậm dấu ấn vùng châu thổ sông Hồng.

Kinh thành Huế, công trình kiến trúc đồ sộ, quy mô

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế, nằm ngay trung tâm thành phố Huế là một toà thành cổ, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Diện tích mặt bằng của Kinh thành Huế là 520ha. Trong suốt 143 năm kể từ năm 1803, đây là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ với sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn giữ được diện mạo ban đầu.

Độc đáo điệu múa Vêr guông của dân tộc Khơ Mú

Điệu múa Vêr guông (Vêlr guông) là một phần nổi bật của lễ hội, là sản phẩm văn hóa tinh thần tâm linh có nguồn gốc cổ truyền từ xa xưa, tên gọi tuy mộc mạc, cổ xưa, nhưng ít dân tộc nào còn giữ được đúng với bản chất của người sống bằng nghề nương rẫy lâu đời. Lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêr guông là di sản văn hóa dân gian đặc sắc, được dân tộc Khơ Mú gìn giữ lâu bền qua nhiều thế hệ.
Top