banner 728x90

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

21/02/2025 Lượt xem: 2353

Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Hà Nhì ngày càng được cải thiện

Mùa xuân năm nay, ông Chu Thó San mới có điều kiện tổ chức tổ chức lễ “zà mì gù lá”. Nói là “cưới lại” nhưng cũng đủ các thủ tục như: Trang trí lại nhà cửa, dán giấy hồng điều trước cửa nhà, mổ lợn, giã bánh nếp, mời anh em họ hàng, làng bản đến cùng chung vui…

“Năm nay tôi cũng gần 50 tuổi rồi, trước đây khi lấy vợ điều kiện cũng chẳng khá giả gì nên cũng cố gắng sắm sửa các lễ vật để đón vợ về. Năm nay, khi cón cái cũng trưởng thành, cuộc sống sung túc hơn nên tôi quyết định tổ chức cưới lại lần hai”, ông San chia sẻ.

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc dân tộc được bà con ở Y Tý tổ chức mỗi dịp tết đến xuân về

Theo những bậc cao niên ở đây thì thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, khi người con gái đồng ý thì chàng trai sẽ dẫn về nhà thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Khi được gia đình đồng ý thì sẽ tổ chức làm lễ trước bàn thờ kính báo với tổ tiên gia đình có con dâu mới và gia đình nhà trai làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới chung vui.

Trong đám cưới lần đầu, gia đình nhà trai có điều kiện thì mang sang nhà gái một ít tiền (trước đây là mấy đồng bạc trắng, nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50kg, 50 lít rượu trắng, một đôi gà sống, cùng xôi nếp và trứng gà chia đều làm hai gói…

Bà con hàng xóm tới dự cưới sẽ bỏ tiền mừng tới 3 lần vào một cái chén không để trên bàn tiệc; điều này thể hiện sự hào phóng và trách nhiệm của người dân Hà Nhì với cô dâu, chú rể. Từ đó, người vợ mang họ nhà chồng. Khi đẻ con xong hoặc khi kinh tế gia đình khá giả thì người chồng sẽ tổ chức đám cưới lần thứ hai… với chính người vợ của mình theo phong tục của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.

Phát triển du lịch cộng đồng đã và đang góp phần bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Hà Nhì ở Y Tý

Đám cưới lần hai sẽ được tổ chức với những lễ nghi như lần đầu tiên; điều này như một lần "làm mới" lại tình yêu của đôi vợ chồng, cũng như mốc kỷ niệm cho việc họ đã bên nhau được khoảng thời gian dài.

Những năm gần đây, với sự đầu tư của Nhà nước, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm…ở Y Tý được xây dựng kiên cố; từ đó, đời sống của đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào Hà Nhì nói riêng cũng dần được cải thiện. Mỗi khi tết đến xuân về, nhà nào cũng mổ lợn to, làm bánh dày để đón Tết; các cặp vợ chồng trẻ có, già có cùng háo hức, hồi hộp tổ chức làm lễ "zà mì gù lá"… cũng vì thế mà tết lại càng vui hơn, trọn vẹn hơn.

Tỉnh Lào Cai hiện có 25 nhóm ngành dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa, phong tục truyền thống vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó, tục “zà mì gù lá” của đồng bào Hà Nhì ở Y Tý mang nét đẹp riêng có đã và đang được người dân nơi đây bảo tồn, gìn giữ. Điều này cũng thể hiện truyền thống thủy chung, nghĩa tình của đồng bào Hà Nhì bao đời nay. 

Nguồn: Báo Dân tộc

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nét văn hoá đẹp của người H’mông

Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò

Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa

Tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử. Nó gắn liền với những ước vọng tốt đẹp trong ngày đầu xuân năm mới, truyền tải những lời chúc may mắn, sức khỏe và thành công cho mọi người

Mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền Bắc – Trung - Nam

Bên cạnh các món ăn truyền thống, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Theo thời gian, dù có nhiều thay đổi về văn hoá nhưng tập tục này vẫn lưu truyền trong gia đình Việt bởi ý nghĩa nhân văn của nó.

Các loại bánh truyền thống trong mâm cỗ Tết Việt

Bánh là một trong những món ăn không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Tùy theo từng vùng miền sẽ có loại bánh biểu tượng riêng và mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Bánh tét - Hương vị ngày Tết cổ Truyền

Bánh Tét có nguồn gốc từ sự giao thoa văn hóa giữa Việt và Chăm-pa, mang ý nghĩa về tình thân và sự đoàn kết gia đình. Nó biểu trưng cho sự bảo vệ, yêu thương trong các mối quan hệ.

Phong tục Tết Nguyên Đán ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ngày Tết đến, mỗi vùng quê lại có những phong tục, truyền thống khác nhau, nhưng tất cả đều mong đón một năm mới đầy sức khỏe, may mắn và thịnh vượng.

Điệu múa tắc xình của người Sán Chay

Dân tộc Sán Chay ở Quảng Ninh gồm 2 nhóm Cao Lan và Sán Chỉ, sống tập trung ở các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ và một số ít ở Đầm Hà. Trong những năm qua, đồng bào Sán Chay luôn đoàn kết, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: Tiếng nói, chữ Nôm, hát soóng cọ, trang phục dân tộc, phong tục cưới hỏi, ma chay… trong đó có múa tắc xình (còn gọi là múa cầu mùa).
Top