banner 728x90

Chợ Tết, nét văn hóa của người Việt

25/01/2025 Lượt xem: 2589

Ảnh minh họa

Những phiên chợ Tết đã trở thành văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Càng thấy ý nghĩa hơn đó là phiên chợ vào chiều 30 Tết bởi lẽ đây là thời điểm cuối cùng để mỗi gia đình sắm sửa chuẩn bị những vật dụng cần thiết cuối cùng chuẩn bị cho 3 ngày Tết.

Những phiên chợ ấy luôn là nét văn hoá tinh thần vô giá của mỗi người dân đất Việt và tô thắm thêm nét đẹp trong văn hoá truyền thống của mỗi vùng quê Việt Nam.

Bên cạnh các hoạt động mua bán nhộn nhịp, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nụ cười rạng rỡ khi được gặp lại người quen, những lời hỏi han về tình hình sức khỏe, công việc trong năm qua. Tất cả đã tạo nên những giá trị rất riêng mà chỉ những phiên chợ quê ngày Tết mới có được.

Phiên chợ ngày 30 Tết thường được họp cả ngày khiến cho không khí vùng quê càng thêm nhộn nhịp. Góc thì rực rỡ của sắc hoa, góc lại toàn là rau tươi, củ quả.

Những dãy hàng thịt tươi với những tiếng dao lách cách nghe đến vui tai. Những dãy hàng quần áo với đủ loại sắc màu, đây thường là nơi được chú ý và đông vui nhất chợ. Đâu đó bên kia góc chợ những cụ già dù lưng đã còng và chân đã yếu nhưng cũng cố gắng mang quả cau và lá trầu mang ra chợ bán.

Ảnh minh hoaj

Điều đặc biệt, phiên chợ ngày Tết ở miền Bắc nói chung hay phiên chợ ngày 30 Tết ở các vùng quê Bắc Việt nói riêng, ai ai cũng không quên mua lá mùi già. Bởi lẽ, từ nhiều đời nay, thói quen đun nước lá mùi già để tắm trong ngày 30 Tết đã là một phong tục đẹp, thiêng liêng của người Việt Nam mỗi khi chuẩn bị đón một năm mới đang đến gần.

Với rất nhiều người, được tắm gội bằng nồi nước lá mùi với hương thơm nồng nàn, ấm áp trong ngày cuối cùng của năm cũ là như thấy những điều chưa toại nguyện, chưa vẹn tròn hay những nỗi buồn phiền còn vương vấn trong tâm tư được trút bỏ. Họ hy vọng lá mùi sẽ mang lại nhiều điều may mắn cho năm mới".                                            

Đào biếc, mai thắm, quất vàng, mâm ngũ quả và hương vị của mớ mùi già... là những khúc dạo đầu ấm áp, vui tươi, báo hiệu Tết đến rất gần. Trong sự hối hả, bận rộn của cuộc sống, chợ Tết lại giúp mỗi người tìm lại nét văn hóa riêng mà bao thế hệ đã vun đắp, giữ gìn.

Chính những điều này đã làm nên giá trị văn hóa của chợ Tết đồng thời khẳng định những giá trị truyền thống quý báu sẽ trường tồn cùng với sự đổi mới đi lên của quê hương, đất nước./.

Đào Lan

 

 

Tags:

Bài viết khác

Ý nghĩa biểu tượng của tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt - Di sản vô giá của dân tộc

Sự sùng bái Bồ tát Quan Âm có liên quan mật thiết đến sự phát triển của Tịnh độ tông và Mật tông, cụ thể là tư tưởng “Tịnh Mật hợp nhất”. Chính tại thời điểm giao thoa của hai tông này mà sức sáng tạo các hình tượng Bồ tát Quan Âm ngày càng trở nên phong phú, đa dạng.

Áo Nhật Bình: Một di sản văn hóa quý của Cố đô Huế

Áo Nhật bình vốn là loại triều phục dành cho bậc hậu, phi, cung tần và công chúa thời Nguyễn, nay đã trở thành loại trang phục phổ biến của phụ nữ Huế trong dịp hôn lễ và ngày càng được các bạn nữ trẻ Việt Nam yêu thích sử dụng khi đi ngoạn cảnh, check in…

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Top