Di sản văn hoá

Hát Soong Cọ - Di sản văn hóa phi vật thể của người Sán Chỉ

Soóng cọ không chỉ là một món ăn tinh thần của người Sán Chỉ, mà đã trở thành nét văn hóa độc đáo của địa phương.

Nghề làm bột gạo Sa Đéc: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nhiều sản phẩm làm từ bột đã đạt chuẩn của Chương trình mỗi xã/phường 1 sản phẩm (OCOP) 4 sao.

Độc đáo hoa văn hình con nhện của người Tày

Trong rất nhiều họa tiết mang hình cây rừng, núi đồi, dòng suối, hoa sen, hoa đào và các con vật như chim, cá, gà… thì có một con vật được người Tày sử dụng làm hoa văn chính trong sản phẩm gối truyền thống của dân tộc mình. Đó là hình con nhện được thêu cách điệu, tạo nên một nét hoa văn thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Tày.

Hát bội - Nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ

Hát bội là một trong ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Định, nơi được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật hát tuồng cổ.

Hò dân gian - Nét đẹp lưu giữ văn hóa Việt

Hò là một loại hình nghệ thuật dân gian do người dân lao động sáng tạo ra và được ưa chuộng ở nhiều nơi, nhiều vùng miền của Việt Nam. Những điệu hò ngọt ngào, độc đáo là di sản văn hóa phi vật thể tuyệt vời của dân tộc, là kho tàng quý báu lưu giữ bản sắc và văn hóa Việt.

Nhà dài truyền thống của người Ê đê là một nét độc đáo trong văn hóa vật thể

Người dân tộc Ê đê ở Tây Nguyên nói chung và ở Đăk Lăk nói riêng có đời sống vật chất và tinh thần vô cùng đặc sắc. Trong đó, văn hóa nhà dài của người Ê đê đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của người dân Tây Nguyên.

Nghệ thuật múa rom vong của người Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật múa rom vong là món ăn tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ hàng trăm năm trước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nghề cói ngày càng thể hiện được vị thế của mình và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phong tục lễ hội của người Khmer

Phong tục tập quán và lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể, phản ánh nét đẹp sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư, mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Người Khmer Nam bộ nói chung vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời và có nền văn minh phát triển từ khá sớm.

Độc đáo Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào dân tộc Khmer

An Giang, mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, môn thể thao độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang.

Gìn giữ nét đẹp trong điệu múa Chhay - dăm của đồng bào Khmer

Múa trống Chhay dăm là loại hình múa dân gian của người dân tộc Khmer, tồn tại và phát triển hàng trăm năm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đây là bộ môn nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tháp Cổ Bình Thạnh Tây Ninh – kiệt tác kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo

Văn hoá Óc Eo là nền văn hoá cổ gắn liền với vùng đất Nam Bộ và khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông. Tháp Cổ Bình Thạnh là một trong những kiệt tác kiến trúc hiếm hoi còn sót lại của nền văn hoá này. Trải qua hàng thế kỷ, toà tháp cổ vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, mà còn có giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc.

Nhìn nhận lại sự tích đức thánh Liễu Nghị và Thủy Tiên Động Đình Thánh mẫu

Truyện Liễu Nghị là một tác phẩm dạng truyện truyền kỳ phổ biến từ thời Đường kể về con gái vua Động Đình bị Kinh Xuyên ruồng bỏ, rồi được thư sinh Liễu Nghị báo tin cứu giúp. Các nhà Nho nước ta dựa vào truyện này mà cho rằng huyền sử về Kinh Dương Vương là sản phẩm sao chép từ truyện Liễu Nghị truyền thư.

Núi Bà Đen – Chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh thiêng của “Nóc nhà Đông Nam Bộ”

Được mệnh danh là “Nóc nhà của Đông Nam Bộ”, núi Bà Đen được xem như là ngọn núi cao nhất tại miền Nam và là điểm đến lý tưởng đối với khách du lịch bởi sở hữu những khung cảnh hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

Bài 5: DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI DINH

Căn cứ Núi Dinh thuộc loại di tích lịch sử cách mạng. Nơi ghi dấu những sự tích anh hùng của quân và dân Huyện Châu Thành trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Cải lương - nghệ thuật dân gian ở Nam bộ

Trải qua biết bao trầm của lịch sử, hạt giống cải lương đã được sinh ra và phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất Nam Bộ. Ra đời sau Chèo và Hát Bội, phát triển từ nhạc Tài tử biến thành “ca ra bộ”, nghệ thuật cải lương đã dần dần phát triển và chinh phục đông đảo tầng lớp nhân dân, nó do người Việt sáng tạo trên nước Việt cho người Việt, được cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã có nhiều tác phẩm để đời đến ngày nay.

Bài 4: DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI DINH

Núi Dinh được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh BR-VT. Sử sách ghi lại rằng, hồi đầu thế kỷ XX nơi đây vẫn còn là rừng nguyên sinh, với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, gồm nhiều loại gỗ hiếm: dâu, sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, chiêu liên, châm sừng, săng trắng, sến, gõ đỏ...

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đạo lý uống nước nhớ nguồn

Dân tộc Việt Nam có bề dày hàng ngàn năm lịch sử. Trong tâm linh và tình cảm của những người dân đất Việt đều tin rằng: Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ là khởi nguồn của dân tộc và các vua Hùng là những người có công dựng nước.

Nhạc lễ Phật giáo Nam bộ, nét văn hóa truyền thống

Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống nói chung, đời sống tâm linh nói riêng, một loại hình nhạc lễ hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt trong các nghi lễ Phật giáo. Đây là loại nhạc đi từ dòng nhạc cổ truyền của dân tộc, mang sắc thái dân tộc, được vận dụng một cách sáng tạo, phục vụ đắc lực cho sinh hoạt lễ nghi và các lễ hội Phật giáo. Nhạc lễ Phật giáo - một mảng văn hóa góp phần tạo nên sắc thái riêng, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nghi lễ Phật giáo Nam bộ.

Đờn ca tài tử Nam bộ - di sản văn hóa phi vật thể

Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2013. Đờn ca tài tử Nam Bộ hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, sáng tạo trên cơ sở nhạc lễ Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế, nhạc dân gian miền Trung và miền Nam. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác người dân, xuất hiện tại khắp 21 tỉnh phía Nam.
banner 160x600
Top