banner 728x90

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

18/09/2024 Lượt xem: 2490

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ảnh minh họa. (Nguồn: dangcongsan.vn)

Lễ hội Katê chính thức diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 năm 2024 với nhiều hoạt động, nghi lễ phong phú và đa dạng: Lễ đón rước y trang từ cộng đồng người Raglay, múa tập thể ở sân vận động thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, lễ rước y trang lên đền tháp Po Klaong Garay và Po Ramê và các nghi thức dâng lễ vật trên đền tháp của cộng đồng người Chăm.

Tiến hành Lễ hội Katê có các chức sắc Bàlamôn giáo như Po Adhia, bà Pajau, ông Kadhar và ông Camanei phối hợp cùng nhau thực hành các nghi thức mở cửa đền tháp, tắm tượng thần, dâng lễ vật và hát ngợi ca tiểu sử các vị thần. Qua đó, người dân khấn cầu cho vụ mùa mới được bội thu, cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển, đời sống người dân được ấm no, bình an và hạnh phúc.

Các chức sắc Chăm cùng đồng bào hành lễ trên Tháp 

Ngoài sự tham gia của cộng đồng người Chăm còn có sự tham gia hành lễ của đồng bào dân tộc Raglay ở miền núi có mối quan hệ mật thiết với người Chăm. Tại đền tháp Po Klaong Garay có sự tham gia của cộng đồng người Raglay ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước. Tại khu vực đền tháp Po Ramê có cộng đồng người Raglay ở thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam. Tại khu vực đền thờ Po Ina Nagar có cộng đồng người Raglay ở thôn Giá, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam tham gia biểu diễn mã la, kèn bầu, mang y trang đến hành lễ.

Người Chăm có câu thành ngữ “Bilan tijuk ngap yang Katê bilan salapan ngap yang Cambur”, nghĩa là tháng 7 Âm lịch cúng lễ Katê, tháng 9 cúng lễ Cambur. Để chuẩn bị cho Lễ hội Katê, cộng đồng Chăm làm vệ sinh làng xóm, nhà cửa, lựa chọn những lễ vật như trái cây, bánh ngọt, con gà, dê, trầu cau và rượu trứng. Vốn là những sản vật địa phương do người dân nuôi trồng, mang đến đền tháp dâng cúng cho các vị thần nhằm mục đích tạ ơn các vị thần đã ban cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa được tươi tốt, cuộc sống ấm no và mạnh khỏe. Đồng thời, xin các vị thần che chở, phù hộ độ trì, công việc lao động gặp nhiều thuận lợi, con cái học tập nên người.

Thiếu nữ Chăm dâng lễ lên Tháp 

Ẩm thực trong Lễ hội Katê không thể thiếu các món bánh tét đòn, bánh tét cặp, bánh ít được làm bằng gạo nếp, bánh ginraong laya được làm bằng bột gạo và trứng gà nặn thành hình san hô rồi mang chiên chín bột. Canh thịt dê nấu với lá me non, củ hành lá và gạo rang giã nhuyễn ăn với rau ghém.

Đặc biệt năm nay, trước thềm diễn ra Lễ hội Katê, từ ngày 27- 29/9, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm toàn quốc lần thứ VI, có sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố như Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cộng đồng người Chăm từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về Ninh Thuận tranh tài, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa nghệ thuật. Qua đó, Ninh Thuận có dịp quảng bá hình ảnh miền đất, con người, sản vật địa phương và di sản văn hóa Chăm.

Vũ điệu trên Tháp 

Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm toàn quốc cùng với Lễ hội Katê sẽ mang đến những sắc màu văn hóa linh lung, tìm về cội nguồn văn hóa truyền thống của người Chăm. Du khách trong và ngoài nước được trải nghiệm và thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc nhất của cộng đồng Chăm tại miền đất nắng, gió và ẩn chứa nhiều di sản văn hóa sống động./.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11 . Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái.

Khám phá các di sản văn hoá độc đáo tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Tại núi Bà Đen, các di sản văn hoá lâu đời mỗi ngày đều được gìn giữ và phát huy, đưa Tây Ninh thành điểm đến văn hoá hấp dẫn tại Nam bộ.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia tại Quần thể Di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ những Bảo vật Quốc gia quý giá của triều Nguyễn.

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.

Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.
Top