banner 728x90

Độc đáo điệu múa Vêr guông của dân tộc Khơ Mú

20/12/2024 Lượt xem: 2477

Dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm dân tộc thiểu số cư trú tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Bắc Trung bộ như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và một phần ở Tây Nghệ An.

Người Khơ Mú có một đời sống tinh thần phong phú. Lễ hội lớn nhất của người Khơ Mú là lễ hội Mah grợ, có ý nghĩa tổng kết vụ mùa năm cũ và khai mở một vụ mùa năm mới. Lễ hội Mah grợ và múa Vêr guông thường được tổ chức tại nhà của người có kinh tế khá giả nhất bản, hoặc nhà ông trưởng bản.

Điệu múa Vêr guông (Vêlr guông) là một phần nổi bật của lễ hội, là sản phẩm văn hóa tinh thần tâm linh có nguồn gốc cổ truyền từ xa xưa, tên gọi tuy mộc mạc, cổ xưa, nhưng ít dân tộc nào còn giữ được đúng với bản chất của người sống bằng nghề nương rẫy lâu đời. Lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêr guông là di sản văn hóa dân gian đặc sắc, được dân tộc Khơ Mú gìn giữ lâu bền qua nhiều thế hệ. Lễ hội Mah grợ gồm 2 phần chính là phần lễ cúng của chủ nhà và phần hội múa của cộng đồng trong bản.

Điệu múa Vêr guông của thiếu nữ Khơ Mú.

Kết thúc các nghi thức Lễ là đến phần Hội. Khi trống chiêng nổi lên gọi là Brinh họa (trống đuổi khỉ) thúc giục mọi người trong bản về dự hội, mời ra múa. Lúc này, nam đeo chiếc trống nhỏ gọi là “Kọong khăn”, nữ trên tay cầm đôi chũm chọe (Tseeng). Đây vừa là nhạc khí vừa là đạo cụ múa. Tất cả cùng thực hiện điệu múa nhún nhảy, mềm mại theo nhịp chiêng trống rộn ràng.

Các “diễn viên” múa lượn càng lúc càng say, khi bay bổng cùng đôi chân dướn lên như chim vỗ cánh, lúc nhún nhảy như ngọn tre gặp gió, khi lại như cù quay xoay vòng lả lướt. Các động tác như lắc mông, uốn eo, xoay dần xuống rồi xoay dần lên… làm người xem đứng vòng trong, vòng ngoài cũng nhún nhảy theo. Người múa tự “khoe” mình là chính, không bị gò bó trong đội hình vuông tròn, rồi hoà vào khối cộng đồng chẳng phân biệt được ai diễn chính, diễn phụ, tạo nên cảnh người múa và người xem thành một khối diễn. Đồng bào Khơ Mú có thể múa suốt ngày đến thâu đêm trong lễ hội của mùa xuân.

Theo Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.

Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Theo Công ước 2003, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này (Khoản 3, Điều 2).

Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Di sản văn hóa nói chung bao gồm các sản phẩm và các quá trình của văn hóa được sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền qua các thế hệ. Các di sản được coi như là tài sản văn hóa bao gồm vật thể như nhà cửa, công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật; phi vật thể như nhà cửa, công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật; phi vật thể như bài hát, âm nhạc, ca kịch, kỹ năng và tri thức truyền thống, tri thức về nấu ăn, về thủ công mỹ nghệ, lễ hội, thực hành nghi lễ dân gian…

8 di sản thế giới tại Việt Nam

Tính đến nay, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 18 di sản thế giới, trong đó có 2 di sản thiên nhiên (vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng), 5 di sản văn hóa (khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn), 1 di sản hỗn hợp (quần thể danh thắng Tràng An) và các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu.

Chợ Tết, nét văn hóa của người Việt

Những phiên chợ Tết đã trở thành văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Càng thấy ý nghĩa hơn đó là phiên chợ vào chiều 30 Tết bởi lẽ đây là thời điểm cuối cùng để mỗi gia đình sắm sửa chuẩn bị những vật dụng cần thiết cuối cùng chuẩn bị cho 3 ngày Tết. Những phiên chợ ấy luôn là nét văn hoá tinh thần vô giá của mỗi người dân đất Việt và tô thắm thêm nét đẹp trong văn hoá truyền thống của mỗi vùng quê Việt Nam.

Nét tinh túy trong ẩm thực Tết Việt

Tết Nguyên Đán truyền thống của người Việt là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, được người Việt đón chào từ Tết Táo Quân (23 tháng chạp ÂL) và kéo dài đến ngày cúng Đất đai (Mồng 9 tháng Giêng). Giữa những ngày Tết có bao nhiêu lễ cúng khác, từ Tất niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch), lễ rước ông bà, cúng Giao thừa, đến lễ Khai hạ (mồng 7 tháng Giêng)…

Ẩm thực ngày Tết, nét văn hóa của người Việt

Nhìn từ bức tranh di sản văn hoá ẩm thực người Việt, chúng ta có thể thấy món ăn Việt có ba thời kỳ phá triển. Trong quần cư cùng các dân tộc anh em, người Việt đã có một bảng danh mục ẩm thực bản địa mang đậm dấu ấn vùng châu thổ sông Hồng.

Kinh thành Huế, công trình kiến trúc đồ sộ, quy mô

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế, nằm ngay trung tâm thành phố Huế là một toà thành cổ, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Diện tích mặt bằng của Kinh thành Huế là 520ha. Trong suốt 143 năm kể từ năm 1803, đây là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ với sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn giữ được diện mạo ban đầu.
Top