banner 728x90

Tháp Cổ Bình Thạnh Tây Ninh – kiệt tác kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo

28/04/2024 Lượt xem: 2452

Văn hoá Óc Eo là nền văn hoá cổ gắn liền với vùng đất Nam Bộ và khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông. Tháp Cổ Bình Thạnh là một trong những kiệt tác kiến trúc hiếm hoi còn sót lại của nền văn hoá này. Trải qua hàng thế kỷ, toà tháp cổ vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, mà còn có giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc.

Tháp Cổ Bình Thạnh được xây dựng từ thế kỷ 8 – 9, tính đến nay đã có niên đại hơn 1.000 năm. Đây là một trong 3 công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn hoá Óc Eo còn sót lại ở vùng Nam Bộ. Toà tháp nằm ở phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 50 km về hướng Đông Nam.

Tháp cổ Bình Thạnh (Nguồn: sưu tầm)

Tổng thể khu vực Tháp Cổ Bình Thạnh có 3 toà, nhưng duy nhất chỉ có ngôi tháp chính là còn nguyên vẹn kiến trúc nhờ được trùng tu vào năm 1998. Hai toà tháp còn lại đã bị phá huỷ, chỉ còn lại phần phế tích trên nền móng hình vuông. Đầu thế kỷ 20, Tháp Bình Thạnh và Tháp Chóp Mạt Tây Ninh được phát hiện qua tài liệu báo cáo khảo cổ học tại thư viện nghiên cứu khảo cổ Đông Dương và được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1993.

Tháp Cổ Bình Thạnh thuộc xã Bình Hòa, huyện Trảng Bàng.  Từ trung tâm thành phố Tây Ninh, đi dọc theo quốc lộ 22B hướng về trung tâm huyện Gò Dầu, tới ngã 3 ấp Voi (huyện Bến Cầu) thì rẻ phải để vào Tỉnh lộ 786. Từ đây, đi khoảng 20 km sẽ nhìn thấy một ngã rẽ dẫn vào Tháp Cổ. Tuy nhiên ở đây không có bảng chỉ dẫn, vì vậy du khách cần quan sát kỹ trên đường đi nếu thấy bảng “Di tích lịch sử văn hóa” thì tức là du khách đã đến gần khu tháp cổ.

Bia di tích lịch sử văn hóa Tháp Bình Thạnh (Nguồn: sưu tầm)

Tháp cổ Bình Thạnh là một minh chứng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam trong hơn một ngàn năm qua. Đây là ngôi tháp duy nhất có tường đá gần như còn được nguyên vẹn kể từ lần đầu tiên phát hiện vào năm 1886, cũng là di sản kiến trúc hiếm hoi thuộc nền văn hóa Óc Eo vẫn giữ được lối thiết kế xây dựng ban đầu.

Toà tháp cổ có kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị nghệ thuật  (Nguồn: sưu tầm)

Bên cạnh đó, tháp cổ Bình Thạnh còn chứa đựng được nhiều trị giá văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng của người Phù Nam xưa. Các hoa văn và phù điêu được chạm nổi trên tháp, hầu hết là hình ảnh hoa lá cách điệu, thần linh, sinh thực khí… là những hình tượng phổ biến trong Ấn Độ giáo, đã được người dân Phù Nam thờ cúng cách đây qua nhiều thế kỷ. 

Kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và điêu khắc được thể hiện trên Tháp cổ phần nào phản ánh sự phát triển đến tầm đỉnh cao của văn hóa Óc Eo thời bấy giờ. Đó là những tư liệu quý giá giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện thêm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc tại khu di tích cổ này.

Hoa văn trang trí được chạm khắc tinh xảo và khéo léo (Nguồn: sưu tầm)

Quan trọng hơn, việc phát hiện ra toà tháp cổ còn là bằng chứng khẳng định Tây Ninh từng là đầu mối giao thương, giao lưu văn hoá quan trọng. Lịch sử của vùng đất này đã có trước khi người Việt đặt chân đến vào thế kỷ XVII.

Tháp Cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa rộng lớn ở xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tương tự như những ngôi đền tháp Chăm ở miền Trung Việt Nam, toà tháp cổ này được xây dựng bằng cách xếp chồng các phiến đá và gạch nung, ở giữa không hề có một chất kết dính nào.

Kiến trúc tháp được thiết kế theo hình vuông và nhỏ dần lên phần đỉnh  (Nguồn: sưu tầm)

Phần nền của tháp là một mảnh đất hình vuông, mỗi cạnh dài 5m, có tổng chiều cao là 10m. Bốn mặt tháp được dựng theo hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, cửa chính duy nhất quay về hướng Đông. Cửa chính có thiết kế nhô hẳn ra bên ngoài, cao 2m và rộng 1m. Bên dưới cửa chính là thềm tam cấp bằng đá, bên trên có một phiến đá lớn với nhiều hoa văn tinh xảo chạm nổi.

Hoa văn điêu khắc tinh xảo được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay  (Nguồn: sưu tầm)

Ba mặt tường phía Tây, Nam và Bắc đều được thiết kế thêm một cánh cửa giả, trang trí bằng những bức phù điêu họa tiết cầu kỳ. Không gian bên trong toà tháp không quá lớn, dùng làm nơi thờ phụng Linga và Yoni – biểu tượng của thần Shiva trong Ấn Độ Giáo.

Tháp Cổ Bình Thạnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ và bí ẩn, khiến du khách cảm thấy như đang lạc vào một thế giới khác. Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, tháp còn được bao phủ bởi những cây cối và rừng xanh mát, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đây cũng là nơi thờ cúng và tâm linh quan trọng của người dân địa phương. Nhiều người đến đây để cầu may mắn, sức khỏe và bình an cho gia đình. Đặc biệt, vào những ngày lễ tết hay các ngày đặc biệt, tháp cổ luôn được đón tiếp rất nhiều du khách và người dân đến cúng dường và dâng hương. Bên cạnh đó, du khách đến đây còn có dịp tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử và văn hoá Óc Eo xưa.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top