banner 728x90

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

29/07/2024 Lượt xem: 2437

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.  

Những người phụ nữ Lự ở Bản Hon gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.  

Nằm trong vùng đất tuyệt đẹp cách trung tâm huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu khoảng hơn 10 km, xã Bản Hon là nơi có cộng đồng dân tộc Lự đông đảo nhất tỉnh sinh sống. Tại đây có hơn 500 hộ gia đình người Lự chiếm trên 90% tổng số hộ gia đình toàn xã.

Phụ nữ Lự ở Bản Hon nắm vững kỹ thuật dệt truyền thống vì học từ bà, từ mẹ qua nhiều năm. Thuần thục dệt trên khung dệt, các công đoạn từ trồng bông, bật bông, se sợi đến thêu, nhuộm đều do những người phụ nữ tự tay làm. Những lúc nông nhàn, họ cặm cụi dệt những sản phẩm thổ cẩm mộc mạc nhưng rất đẹp, chứa đựng giá trị truyền thống và niềm tự hào về văn hóa của dân tộc Lự.

Theo chị Lò Thị Thụy, những người phụ nữ người Lự ở đây hầu hết ai cũng biết thêu thùa, dệt vải, may áo, váy. Những sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo dùng để để trang trí nhà cửa và may trang phục truyền thống của phụ nữ, tạo nên nét đẹp độc đáo, quyến rũ và nổi bật.

Du khách tìm hiểu cách dệt thổ cẩm của người Lự.

Nghề dệt thổ cẩm trước đây là niềm tự hào của các gia đình, ngày nay còn đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, bởi những năm gần đây ngành du lịch tỉnh Lai Châu chọn nghề dệt của người Lự ở Bản Hon là một trong những sản phẩm du lịch trọng điểm.

Mặc dù đối mặt với thách thức không nhỏ từ hàng dệt công nghiệp, cộng đồng người Lự vẫn nỗ lực bảo tồn và phát triển nghề. Bên cạnh đó tỉnh Lai Châu cũng làm rất nhiều việc từ phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với du khách, hỗ trợ những lớp học giữ nghề, tôn vinh nghề dệt người Lự trong những ngày hội văn hóa lớn… để cùng với đồng bào người Lự gìn giữ và phát triển một trong những biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Lự.

Nghề dệt thổ cẩm của người Lự ở Bản Hon không chỉ là một nghề truyền thống mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và lòng đam mê. Những tác phẩm tinh tế của những người phụ nữ Lự vừa làm đẹp cho cuộc sống vừa là cách họ gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc góp phần làm đẹp cho bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của đất nước Việt Nam./.

Việt Cường/ Báo Ảnh Việt Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11 . Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái.

Khám phá các di sản văn hoá độc đáo tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Tại núi Bà Đen, các di sản văn hoá lâu đời mỗi ngày đều được gìn giữ và phát huy, đưa Tây Ninh thành điểm đến văn hoá hấp dẫn tại Nam bộ.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia tại Quần thể Di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ những Bảo vật Quốc gia quý giá của triều Nguyễn.

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.

Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Top