banner 728x90

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

30/08/2024 Lượt xem: 2584

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát,  giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Tượng Phật Bình Hòa niên đại cuối thế kỷ V

Sáng 30/8/2024, tại số 4, Trần Phú, TP.Vũng Tàu, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An phối hợp thực hiện trưng bày chuyên đề “Văn hóa Óc Eo Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An ”.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Anh Thiện – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Văn hóa Óc Eo là một nội dung văn hóa - khoa học lớn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ xưa, có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ, được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: Tiền Óc Eo (khoảng thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên), Óc Eo điển hình (thế kỷ thứ II đến thế kỷ VII) và hậu Óc Eo (thế kỷ VIII đến thế kỷ XII). Trong đó, nội hàm văn hóa Óc Eo ở Long An thể hiện rõ rệt và khá đầy đủ về ba giai đoạn này.

Ông Trần Anh Thiện – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại biểu hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề 

Không gian trưng bày lần này mang đến cho người xem với gần 50 hình ảnh và 330 hiện vật ở cả 3 giai đoạn văn hóa Óc Eo, phong phú, đa dạng như: Tượng cổ, linh vật (tiêu biểu là linga, yoni của tín ngưỡng thờ “phồn thực”), minh văn ghi trên lá vàng, công cụ làm gốm; đồ gốm; đồ trang sức bằng vàng, đá quý, thủy tinh, kim loại… Đây là minh chứng, đồng thời làm rõ thêm về mối liên hệ của hệ thống các di chỉ vùng cận biển như: Giồng Lớn (Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu), Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (Cần Giờ, TP.HCM), Gò Ô Chùa và một số di chỉ Gò Hàng, Gò Dung, Gò Đế (Đồng Tháp Mười, Long An) đã từng được nhận định bởi các nhà khảo cổ.

Đại biểu tham quan khu trưng bày hiện vật 

Các em học sinh hứng thú tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa của dân tộc

Ông Nguyễn Tấn Quốc – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An giới thiệu nét độc đáo, tinh xảo tượng thần Visnu bằng vàng (bảo vật quốc gia) nền văn hóa Óc Eo

Qua di tích, di vật trưng bày và những nghiên cứu, cho thấy cư dân Óc Eo đã đạt những thành tựu vượt bậc nhiều lĩnh vực: Sự phát triển của nông nghiệp sớm; kỹ thuật luyện kim đạt trình độ tinh xảo đưa Nam Bộ Việt Nam thành một trong những trung tâm luyện kim của khu vực từ thời đại Đồng thau sang Sắt sớm; thủ công nghiệp phát triển, trao đổi thương mại và tham gia ngày càng tích cực vào hệ thống thương mại biển quốc tế từ nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên…; đời sống tinh thần đa dạng, phong phú với các tín ngưỡng, tôn giáo (Phật giáo và Ấn Độ giáo) thể hiện sâu đậm qua nhiều kiến trúc tôn giáo và di vật thờ cúng.

Những hiện vật gia dụng bằng đất nung giai đoạn hậu Óc Eo

Hiện vật bằng đất nung trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng Óc Eo (thế kỷ thứ II đến thế kỷ VII sau công nguyên) ở Long An

Những trang sức đa dạng kiểu dáng, màu sắc, cho thấy đời sống tinh thần đa dạng, phong phú của cư dân Óc Eo 

Đây là dịp 2 địa phương giới thiệu đến khách tham quan, học sinh và các nhà nghiên cứu về những tư liệu hình ảnh và các sưu tập hiện vật độc đáo của nền văn hóa Óc Eo cổ xưa trên vùng đất Nam Bộ, tiêu biểu là văn hóa Óc Eo Bà Rịa - Vũng Tàu (thuộc Đông Nam Bộ) và văn hóa Óc Eo tỉnh Long An (thuộc Tây Nam Bộ). Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn minh của nhân loại cũng như bản sắc văn hóa của vùng đất Nam Bộ, đồng thời củng cố cơ sở lý luận và khoa học về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất này.

Hoạt động mang ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), phục vụ du khách tham quan, khám phá, tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc kỳ nghỉ lễ.

Nguồn Báo Thương hiệu & Công luận

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top