Giải trí

Khai bút, một phong tục người Việt xưa

Theo quan niệm dân gian, nội dung khai bút đầu xuân phải do người viết tự nghĩ ra, không sao chép của người khác. Đó có thể là những chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút, một vài vần thơ sáng tác ngẫu hứng... Đôi khi, đơn giản là những xúc cảm hay những kỳ vọng tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử...

Tản văn: Xuân đến với mọi nhà

Đã dần hết những đợt mưa ngắn dài, những đợt gió thổi về cuồng nộ. Đã hé rạng những tia nắng đầu tiên tràn về, nhẹ nhàng len vào từng ngõ ngách, từng con đường, từng mái nhà và chợt ngỡ ngàng biết rằng, hôm nay xuân đã đến với mọi nhà.

Chợ Tết quê tôi

Cuối thu, khi những chiếc búp trên các cây mai rải rác, bóc vỏ lụa, xòe nụ trên những cành cây khúc khuỷu và trước sân các nhà trong xóm, hoa vạn thọ nở rộ trong nắng vàng, ấy là lúc những buổi chợ Tết ở quê tôi bắt đầu.

Tản văn: Tết về quê

Đối với người Việt xa xứ, mỗi độ Tết về, trong lòng ai cũng mong ngóng được về quê để sống trong không khí đoàn viên, đầm ấm cùng với gia đình và nhấm nháp phong vị quê hương.

Tản văn: Ký ức những người con xa xứ

Tết là dịp những người con sống xa quê hương như chúng tôi luôn nhớ về quê nhà. Ở nước ngoài, tôi ước mong được hít hà hương lúa đồng quê như hồi còn nhỏ. Bao ký ức trong tôi lại hiện về…

Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng

Khi những đợt gió thu se lạnh bắt đầu tràn về, trên những triền núi đá vôi của vùng đất biên giới Cao Bằng, những cây dẻ cổ thụ cũng vào mùa trĩu quả. Hạt dẻ Trùng Khánh là một trong những món đặc sản nức tiếng, mang theo hương vị thơm dịu, ngọt bùi đặc trưng, không chỉ là món quà của thiên nhiên ban tặng mà còn là một phần nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực nơi đây.

Lẩu cá đuối, món ngon Vũng Tàu

Một trong những món ăn được du khách cho rằng phải thưởng thức khi đến TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là món lẩu cá đuối, hấp dẫn với mùi thơm, vị ngọt thanh kèm chua nhẹ rất ngon miệng.

Truyện ngắn: Món nợ ân tình

Năm đó anh đi thi đại học. Ở quê nghèo, trước khi đi thi, anh tham khảo một số chỗ ăn, chỗ ở từ thiện để không phải tốn tiền. Song, khi vào đến nơi thì những chỗ anh tham khảo đã kín người. Ngay cả các phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn mini gần chỗ thi cũng không còn trống. Anh phân vân, chẳng biết tính làm sao giữa nơi phố thị đông người.

Tản văn: Về thăm quê ngoại

Có hàng trăm con đường. Có con đường đưa ta lên non cao, đưa ta về biển rộng. Có con đường dẫn ta qua những miền quê, đưa ta tới thăm nhiều xứ sở. Có con đường rải nhựa thật êm, hai bên đường lung linh đèn sáng. Nhưng không gì thân thương bằng con đường xóm nhỏ đưa ta về quê ngoại yên bình.

Món ngon miền Tây Nam Bộ: Lẩu mắm

Được thiên nhiên ưu ái nhiều sản vật, trở thành nguồn nguyên liệu phong phú để làm nên nhiều món ngon trứ danh, miền Tây từ lâu đã nổi tiếng với món lẩu mắm, một món ăn đặc sản mang đậm nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt vào mùa nước nổi, lẩu mắm lại càng thơm ngon, hấp dẫn, chất lượng.

Tản văn: Biển…miền ký ức tuổi thơ tôi

Thành phố kia con có nghe mùi biển? Biển quê mình có mùi tanh nồng của mẻ cá chiều. Có vị mặn nào không phải của biển đang chảy trên hai gò má của con… Biển quê hương, con có còn nhớ?

Tản văn: Góc nhỏ trong tôi

Đó là một góc cà phê nào đấy cùng bạn bè hay người thân vào những buổi tối cuối tuần. Cái góc nhỏ ấy cũng hay lắm. Không phải nghe nhạc sống thì lắng mình trong không gian riêng biệt ở một gallery thu nhỏ của ông chủ quán. Ở đó, dăm ba chiếc mô tô cũ được chủ quán trưng bày ở mỗi góc, ghi dấu một thời trai trẻ, một thời gió bụi phong trần. Ở đó, một kệ sách nho nhỏ với vài chục cuốn sách cũ kỹ, có lẽ là những cuốn sách đã đi theo chủ quán đến tận bây giờ.

Món canh thụt của đồng bào S'tiêng

Bình Phước là tỉnh thành có diện tích lớn nhất khu vực miền Đông Nam Bộ. Nơi đây có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú với nhiều món ăn độc đáo, lạ miệng, trong đó có món canh thụt của đồng bào S'tiêng.

Tản văn: Con dế tuổi thơ

Đã từng sống ở làng quê, mấy ai khi ra đi mà không nhớ, không mang theo những hình ảnh êm ái nơi quê nhà vào những mùa trăng? Với tôi, vầng trăng đã in đậm trong ký ức tuổi thơ, để rồi dù về sống nơi phố thị rất lâu, nhưng mỗi khi bắt gặp, lòng lại rộn lên bao nỗi nhớ.

Mì Quảng : món ăn đặc trưng của miền đất Quảng

Khi nhắc tới mì Quảng, mọi người nghĩ ngay đó là món ăn đặc trưng của miền đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Dù món ăn này có mặt ở khắp các tỉnh thành của cả nước, nhưng chỉ có ăn ở Quảng Nam mới cảm nhận hết hương vị đậm đà.

Món bánh truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer

Cũng như các dân tộc khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer có nhiều món bánh đặc trưng của mình, phổ biến nhất là các loại bánh ngọt. Trong đó, bánh tét có mặt gần như hầu hết trong các dịp lễ hội của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cua Huỳnh Đế, ghẹ Sa Huỳnh nức tiếng thơm ngon

Ai đã một đôi lần ghé thăm đất Quảng Ngãi, từng nhấm nháp tô don buổi sáng, xế chiều thưởng thức hương vị kẹo gương, mà chưa hề ăn thử con cua Huỳnh Đế, con ghẹ Sa Huỳnh thì dĩ nhiên chưa gọi là khám phá ẩm thực đất Quảng và sẽ mất đi nhiều điều thú vị.

Món ngon: Ếch oàng Bình Thuận

Mùa mưa ở Bình Thuận thường bắt đầu vào cuối tháng ba âm lịch. Cả năm bà con chờ trận mưa đầu mùa đổ ụp xuống là đi bắt ếch oàng.

Bánh pía Sóc Trăng – hương vị ngọt ngào của vùng đất Nam Bộ

Bánh pía từ lâu đã là biểu tượng trong văn hóa ẩm thực của Sóc Trăng. Không chỉ là một món ăn đơn thuần, nó còn là đặc sản, là tinh túy của người dân nơi đây. Khi xưa, món bánh này gắn liền với Tết Trung thu nhưng nay đã được sử dụng ở hầu hết các thời điểm trong năm.

Truyện ngắn: Ông già bán kẹo kéo

Ngày ấy, trẻ con không giống như bây giờ. Học sinh, đa phần học một buổi, một buổi về nhà phụ gia đình như: chăn bò, chăn vịt, mò cua bắt ốc… Trẻ con buổi sáng đi học thường nhịn đói, hoặc ăn cơm nguội, nào có tiền ăn quà vặt. Thỉnh thoảng, cha mẹ có cho vài đồng lẻ, nhưng cũng chẳng dám mua thứ gì, chỉ để dành mua sách vở.
banner 160x600
Top