banner 728x90

Phong tục cúng Tất niên của người Việt

18/01/2025 Lượt xem: 2485

Ảnh minh họa

Tất niên (hay còn gọi là tiệc tất niên, lễ tất niên...) là một nghi thức quan trọng để kết thúc một năm mới và chuẩn bị bước sang năm mới. Theo nghĩa Hán Việt, từ "tất" có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; còn "niên" có nghĩa là năm.

Bên cạnh cúng ông Táo, cúng giao thừa thì cúng tất niên là một phong tục cổ truyền của người Việt mỗi khi kết thúc một năm để cúng gia tiên, ông bà tổ tiên những người đã khuất. Sau khi nghi lễ cúng tất niên kết thúc, tất các các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm ngày cuối năm. Các gia đình thường chọn ngày đẹp, ngày tốt để cúng tất niên.

Theo quan niệm của người Việt, 30 tháng Chạp thường là ngày tất niên nếu năm đó đủ, còn nếu năm thiếu sẽ rơi vào 29 tháng Chạp. Mâm cúng tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc tối. Sau mâm cơm tất niên, gia chủ có thể mời khách đến nhà ăn cơm. Tuy nhiên, cúng tất niên như thế nào sẽ tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng.

Mâm cúng Tất niên thường có những lễ vật sau: Hương, hoa; trái cây; vàng mã; đèn nến; Trầu, cau; Rượu trắng; Trà/chè; Bánh chưng. Một mâm cỗ mặn gồm thịt gà, xôi, giò, chả, nem… (tùy theo điều kiện mỗi gia đình).

Trước khi cúng tất niên, các gia đình phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Sau khi bày mâm cúng, gia chủ sẽ đọc bài cúng tất niên cuối năm.

Chờ khi hương tàn, các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy, đoàn tụ bên mâm cỗ sau một năm tất bật học tập, làm việc và cùng nhìn lại những điều đã làm được trong năm qua để hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

Tags:

Bài viết khác

Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Việc bảo vệ di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu phải là sự phối kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, với sự tham gia của nhiều bên, trong đó phát huy vai trò của cộng đồng, cụ thể là của đồng thầy và bản hội, là một trong những biện pháp quan trọng nhất.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là một trong những chương trình quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc. Việc bảo vệ ấy là nhiệm vụ chung của rất nhiều bên liên quan, trong đó hiện nay mô hình bảo vệ di sản mà UNESCO khuyến khích là sự kết hợp giữa vai trò của chủ thể/cộng đồng + các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và nhà nước. Trong đó cộng đồng - chủ thể thực hành di sản có vai trò mang tính quyết định.

Nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hoà Bình có di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được biết dưới cái tên Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo đơn thuần. Thông qua truyền thuyết, câu chuyện lịch sử cùng những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, cần thiết được lưu truyền.

Khói hương trong tâm linh người Việt

Thắp nhang là một phong tục đẹp của người Việt, được lưu truyền qua bao đời nay. Nén hương thơm cháy theo tàn lửa mang theo những nỗi niềm, tâm tư của con cháu gửi gắm đến ông bà, tổ tiên. Phong tục thắp nhang không chỉ thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm sâu sắc.

Vì sao có tục mua vàng ngày vía thần Tài?

Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, các cửa hàng kinh doanh vàng luôn tấp nập người đến mua vàng. Không chỉ người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những người làm công ăn lương... cũng mua vàng vào ngày này.

Sự tích ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng

Thần Tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng Đông phương. Cho đến nay, giai thoại về Ngày vía Thần Tài vẫn được lưu truyền như một câu chuyện đậm chất dân gian.

Đi Lễ Chùa Đầu Năm - Nét Duyên Trong Phong Tục Ngày Tết

Trong đời sống văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng thì đi lễ chùa đầu năm cầu may mắn, bình an là phong tục tập quán lâu đời. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở trong quan niệm, khởi đầu năm mới và gắn liền với tín ngưỡng của người Việt.

Ý nghĩa cây đào - quất - mai ngày Tết

Tết đến xuân về, người Việt thường mua đào, mai, quất về trưng bày cho ngôi nhà, mong muốn may mắn, phước lộc sẽ đến với mọi người trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của các loài cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây quất, cây mai đã trở thành tục lệ, nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.
Top