banner 728x90

Câu chuyện gia đình: Cái bóng của chị

08/02/2025 Lượt xem: 2470

Hồi mới lấy nhau, lúc chưa có con cái, ngoài những lúc đến công sở, về nhà, rảnh rỗi, họ ríu rít như chim. Chị thấy hạnh phúc này không gì có thể đánh đổi.

Lần nào đi uống cà phê với bạn học, chị luôn tìm cớ khoe chồng, nào là lão ấy vô tâm, không thèm chấp nhặt chuyện vặt vãnh; nào là lão ấy bao nhiêu lương bổng đều đem về nộp cho vợ hết, chỉ để lại mấy đồng tiêu vặt; nào là lão ấy thế này thế kia, toàn những lời khen có cánh... Đám bạn gái ồ lên nói của hiếm, của hiếm... nhất mày rồi. Chị ngất ngây tự hào về chồng khi mọi người ghen tỵ với mình.

Thế rồi năm tháng đi qua, lần lượt hai đứa con ra đời. Mọi vất vả cực nhọc một tay chị cáng đáng hết, từ công việc nhà, mua sắm, sửa sang, cơm nước, chăm con khi ốm, kèm con học bài buổi tối... cho đến lo cho nhà mình, nhà chồng, chị không một lời than. Nhiều khi việc cơ quan, việc nhà mệt đến rã rời, chỉ biết thở dài.

Còn anh thì vẫn vô tâm như vậy, ngày ngày đọc sách, lên mạng đọc báo, chơi facebook, làm thơ, chăm cây cảnh, thỉnh thoảng đàn đúm rượu bia với bạn bè, vợ nhờ gì làm nấy, không thì thôi. Anh không hề biết chuyện trong nhà mình con cái có ngoan không, học hành thế nào, áo cơm, tiền bạc còn hay hết.

Có lần chị ốm, anh đành phải quán xuyến việc nhà ít bữa. Anh làm trước quên sau, ngày nào cũng đưa con đi học muộn, đồ đạc dùng xong để bừa bộn đầy nhà, bấm máy giặt thế nào, gạo, mắm muối để đâu... anh đều không biết nên nhất nhất phải hỏi vợ. Một tuần chị ốm thì một tuần chị phải ăn cháo quá mặn hoặc quá nhạt, có lúc phải ăn cơm nửa sống nửa chín do anh nấu.

Nỗi buồn riêng này chị giấu kín trong lòng. Ngày mỗi ngày chị lặng lẽ với cái bóng đeo chị suốt cuộc đời.

Thanh Nga

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Câu chuyện gia đình: Sóng gió đi qua

Tôi quyết định ly hôn sau gần mười ba năm chung sống. Tôi cũng từng muốn níu kéo để giữ cho các con một mái ấm toàn vẹn nhưng sức chịu đựng có hạn, tôi không thể tiếp tục được nữa…

Câu chuyện gia đình: Vá đường

Từ tòa án bước ra, chị không khóc. Trời trưa đứng bóng, nắng loang trên mặt đường như tấm gương nóng bỏng, vậy mà lòng chị lại lạnh tanh. Chị lên xe, chạy một mạch về nhà má. Vừa thấy cổng, chị thắng gấp, bước xuống, đứng sững một lúc mới đủ can đảm mở cổng.

Tản văn: Chia tay tuổi học trò

Tháng 6 lặng lẽ đi qua, cánh phượng hồng chớm nở khẽ khàng như một lời nhắc nhở: một năm học đã khép lại. Trên những vòm cây già, tiếng ve lại ngân lên bản nhạc mùa hạ hối hả mà cũng tha thiết đến nao lòng. Có người bảo tiếng ve là khúc ca tiễn biệt tuổi học trò. Với tôi, đó là âm thanh của ký ức – thứ ký ức mãi xanh trong miền sâu thẳm của trái tim.

Tùy bút: Sài Gòn mưa

Sài Gòn mưa. Giữa cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè có một cơn mưa xuống làm con người dễ chịu hơn. Mưa đêm. Được ngửa cổ nhìn trời mà đón những giọt mưa. Cho đỡ khát, cho trôi đi khói bụi của bao ngày.

Cốm làng Vòng – Mùa thu Hà Nội

Không biết tự bao giờ, cái tên cốm làng Vòng đã trở thành nỗi nhớ xanh non của đất Kinh kỳ. Người Hà Nội đi xa, mỗi độ thu về, lại bâng khuâng ngậm ngùi khi nghĩ tới hương cốm phảng phất trên những con phố xưa, như một lời nhắc nhở dịu dàng về tuổi thơ đã qua và quê nhà còn đó.

Tản văn: Chia tay mùa hè

Mùa hè năm ấy, mặt trời như treo mãi trên đỉnh cao xanh biếc, rắc xuống trần gian thứ ánh sáng vàng ươm ngọt lịm. Con đường dẫn lối về khu vườn nhỏ bỗng bừng lên rực rỡ, từng phiến lá xanh thẫm lấp lánh như vẫy chào người qua. Ta vẫn nhớ rõ hương hoa nhài thoang thoảng, tiếng ve ngân dài như khúc dạo đầu cho một cuộc chia tay lặng lẽ, mà cũng vô cùng tha thiết.

Bài học không thể quên

Cha tôi vội vàng chạy ra sân đỡ lấy gánh cỏ nặng trĩu trên vai tôi xuống, ánh mắt người đầy ái ngại và thương cảm: Ham cắt chi nhiều dữ vậy con! Còn nhỏ, gánh nặng vậy vẹo xương còn gì? Tôi, một cậu bé hơn mười tuổi cảm thấy người nhẹ hẳn đi khi đôi vai nóng ran không còn phải gồng lên khổ sở, dưới chiếc đòn gánh cong oằn kia, lòng hân hoan hãnh diện lắm. Cũng như bao đứa trẻ nghèo khác, tôi phải đỡ đần cha mẹ từ khi còn rất nhỏ tuổi.

Truyện ngắn: Ngọn nến

Tôi hớn hở trở về ngôi trường cũ, nơi tôi đã từng gắn bó suốt 3 năm trung học phổ thông. Cầm mảnh bằng tốt nghiệp trên tay, tôi biết điều tôi mong đợi ngày xưa giờ đây đã thành hiện thực. Có lẽ thầy tôi sẽ hài lòng vì tôi đi đúng con đường mà thầy tôi đã từng mong muốn.
Top