banner 728x90

Phở khô Gia Lai

25/04/2025 Lượt xem: 2475

Phở khô Gia Lai đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của vùng đất cao nguyên nơi đây. Vị nước dùng đậm đà, thanh ngọt cùng với sợi phở dai ngon tạo nên một món ăn dân dã nhưng lạ miệng.

Nguyên liệu để làm phần nước dùng gồm: 1 bộ xương gà, 500gr xương heo; 1 củ hành tây, 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng; thịt bò, bò viên…

Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, bột canh, đường phèn, muối hột

Phần phở khô gồm: 500gr phở khô; 300gr thịt xay và các loại hành phi, giá đỗ, hành lá, ngò rí, hành tăm, tỏi…

Gia vị: tương đen, dầu hào, nước tương, đường, muối, dầu mè, sa tế

Cách làm phở khô Gia Lai như sau: (Sơ chế nguyên liệu) Xương heo, xương gà, thịt bò sau khi mua về thì bạn mang đi rửa sạch những bụi bẩn. Hành tây lột phần vỏ bên ngoài, cắt đôi. Gừng bạn cũng gọt vỏ. Hành tím bạn rửa sạch. Hành là và ngò rí bạn rửa sạch, cắt nhỏ. Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Tỏi và hành tăm lột vỏ, phần tỏi băm nhuyễn còn hành tăm cắt lát mỏng. Bò viên bạn luộc cho chín rồi vớt ra.

Tiếp theo nấu nước dung: Bạn bắc nồi lên bếp, thêm vào 5 lít nước đợi sôi thì cho 500gr xương heo, 1 bộ xương gà, 1 củ hành tây, 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng vào, hầm khoảng 60 - 90 phút cho nước dùng ngọt thịt. Chuẩn bị một cái chén, cho 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê bột canh, 2 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng canh muối hột vào trộn đều rồi cho một ít nước hầm xương vào chén, trộn đều. Cuối cùng cho hỗn hợp gia vị vào nồi, đảo đều rồi tắt bếp.

Bước tiếp theo là làm nước sốt: Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn đợi sôi thì cho tỏi vào phi thơm. Sau đó cho 7 muỗng canh tương đen, 1 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng cà phê nước tương, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 chén nước, 1 muỗng cà phê dầu mè, đảo đều cho hòa quyện.

Xào thịt băm: Bạn bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn đợi dầu sôi thì cho hành tăm vào phi thơm, thấy hành chuyển sang màu vàng thì cho thịt heo vào xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Cuối cùng là bắc nồi nước lên bếp, đợi nước sôi thì cho phở khô vào trụng rồi cho ra tô. Thêm nước sốt và sa tế vào trộn đều lên, thêm giá đỗ, thịt xay, hành phi và ngò rí vào.

Với tô nước dùng bạn cho thịt bò vào tô rồi rưới nước dùng vào, cho thêm bò viên, xương heo và hành ngò là có thể thưởng thức.

Phở khô Gia Lai được bày trí gồm tô phở khô và nước dùng trông vô cùng hấp dẫn. Khi dùng bạn có thể ăn kèm với các loại rau hoặc thêm tương đen, tương ớt để đậm vị hơn.

Võ Hồng Phúc (tổng hợp)

 

Tags:

Bài viết khác

Bún cá Châu Đốc – Đặc sản miền sông nước An Giang

Có những món ăn không chỉ là đặc sản, mà còn là linh hồn của một vùng đất. Với An Giang thì bún cá Châu Đốc chính là món ăn mang đầy bản sắc vùng sông nước miền Tây. Một lần đến với Châu Đốc, ngồi giữa một quán nhỏ ven đường hay nơi chợ quê rộn ràng tiếng rao, húp một muỗng nước lèo vàng óng thơm mùi ngải bún và nghệ tươi, là như thể chạm tay vào hương vị của miền Tây vùng song nước.

Nem rán – Tinh hoa ẩm thực Việt

Không biết từ bao giờ, món nem rán (phía Nam gọi là chả giò) đã trở thành biểu tượng của ẩm thực Việt, là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp, hay bữa cơm sum vầy của mỗi gia đình.

Bánh canh Long Hương – Thương hiệu đặc sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, quán bánh canh Long Hương là địa điểm mà du khách luôn ghé ăn khi đến thăm thành phố này.

Bún nước lèo Trà Vinh – ẩm thực giao thoa ba dân tộc

Về Trà Vinh – mảnh đất nằm giữa lòng đồng bằng sông Cửu Long – là về với những bóng dừa nghiêng soi xuống dòng kênh xanh ngắt, là về với tiếng chùa chậm rãi ngân vang giữa trưa nắng, và đặc biệt là về với hương vị đậm đà không thể lẫn vào đâu của bún nước lèo Trà Vinh – món ăn mang trong mình câu chuyện văn hóa, hồn cốt của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng cộng sinh trên vùng đất này.

Bánh Nhãn – Hương vị quê nhà

Nhắc đến ẩm thực truyền thống Việt Nam, bánh nhãn Nam Định – đặc sản của vùng quê Hải Hậu – là món ngon khó quên. Dù mang tên loài quả, bánh không làm từ trái cây, mà chỉ bởi hình dáng nhỏ xinh, tròn trịa, vàng ruộm như những quả nhãn chín.

Trám xanh kho cá – Hương vị núi rừng Tây Bắc

Trám xanh, hay còn gọi là trám trắng, trám rừng, là món quà quý giá của núi rừng Tây Bắc. Mùa trám về độ tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch, khi những chùm quả thon dài, hai đầu tù, đong đưa trên cành chín vàng, tự khẽ rụng xuống mặt đất âm thầm như một lời thì thầm của rừng. Quả trám tươi có vị chua chát, chẳng dễ ăn, nhưng khi quyện cùng thịt hay cá lại hóa thành món ăn dân dã, mê hoặc lòng người.

Rau sắn muối chua - đặc sản Phú Thọ

Nhắc đến củ sắn (phía Nam gọi là củ mì), nhiều người thường chỉ nghĩ tới những món ăn được chế biến từ củ như sắn nướng; sắn luộc mà không biết rằng lá sắn cũng ăn rất ngon. Chẳng biết từ đâu và khi nào người Phú Thọ nghĩ ra cách muối chua rau sắn để chế biến thành các món ăn. Có lẽ xuất phát từ những năm đói khổ; thiếu thốn nhiều bề nên người Phú Thọ phải dùng ngọn rau sắn để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Và ngày nay, rau sắn đã trở thành món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Bánh ít lá gai – Tinh hoa ẩm thực và ký ức người miền Trung

Bánh ít lá gai không chỉ là món quà quê mộc mạc của người miền Trung, mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống, phong tục và ký ức của bao thế hệ nơi dải đất đầy nắng gió.
Top