banner 728x90

Món canh thụt của đồng bào S'tiêng

11/03/2025 Lượt xem: 2511

Bình Phước là tỉnh thành có diện tích lớn nhất khu vực miền Đông Nam Bộ. Nơi đây có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú với nhiều món ăn độc đáo, lạ miệng, trong đó có món canh thụt của đồng bào S'tiêng.

Nếu có dịp đến Bình Phước, món ăn đầu tiên mà du khách nhất định phải thử chính là canh thụt. Món canh thụt độc đáo này xuất xứ là của đồng bào S'tiêng được tạo nên từ nhiều loại rau rừng khác nhau như lá nhíp, củ nén, ớt tươi cùng nhiều loại gia vị đặc trưng. Có tổng cộng khoảng 10 loại nguyên liệu được sử dụng để làm nên món ăn này và sự kết hợp của chúng tạo nên một hương vị riêng biệt cho canh thụt. Để món ăn thêm thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng, người làm còn cho thêm tôm, thịt, cá vào quá trình chế biến canh thụt.

Cách chế biến canh thụt cũng cầu kỳ không kém gì lúc chọn nguyên liệu. Để làm ra được một món canh thơm ngon, đúng chuẩn canh thụt của đồng bào S'tiêng, người chế biến phải chọn một cây lồ ô trưởng thành vừa đúng, không quá già hay quá non. Nếu chọn cây lồ ô quá non, nhựa từ cây có thể chảy ra và làm nón canh thêm đắng rất khó ăn. Còn nếu già quá thì khi nấu canh thụt dễ bị bể ống, chảy hết ra bên ngoài.

Khi nấu canh thụt, phải để ống lồ ô hơi nghiêng thay vì dựng đứng, đun lửa nhỏ và quay đều để các nguyên liệu trong món canh thụt được chín đều và lan tỏa được hương thơm ngây ngất nhất. Sau khi canh thụt chín, sẽ đem ra và cho thêm vào một vài loại gia vị khác như tiêu, ớt, rau thơm nhằm giúp món ăn thêm bắt mắt và hương vị được trọn vẹn hơn.

Thưởng thức một chén canh thụt, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được hương thơm từ lá nhíp, đọt mây, ớt... hòa quyện cùng với nhau. Chút vị đăng đắng của đọt mây chỉ xuất hiện trong muỗng đầu tiên thưởng thức và không hề ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách.

Sang tới muỗng thứ hai thì sẽ hoàn toàn cảm nhận trọn vẹn được hương vị của canh thụt. Tất cả rau rừng quyện hòa cùng nhau tạo nên một đặc sản trứ danh đất Bình Phước.

Hương Lan

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Bánh Nhãn – Hương vị quê nhà

Nhắc đến ẩm thực truyền thống Việt Nam, bánh nhãn Nam Định – đặc sản của vùng quê Hải Hậu – là món ngon khó quên. Dù mang tên loài quả, bánh không làm từ trái cây, mà chỉ bởi hình dáng nhỏ xinh, tròn trịa, vàng ruộm như những quả nhãn chín.

Trám xanh kho cá – Hương vị núi rừng Tây Bắc

Trám xanh, hay còn gọi là trám trắng, trám rừng, là món quà quý giá của núi rừng Tây Bắc. Mùa trám về độ tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch, khi những chùm quả thon dài, hai đầu tù, đong đưa trên cành chín vàng, tự khẽ rụng xuống mặt đất âm thầm như một lời thì thầm của rừng. Quả trám tươi có vị chua chát, chẳng dễ ăn, nhưng khi quyện cùng thịt hay cá lại hóa thành món ăn dân dã, mê hoặc lòng người.

Rau sắn muối chua - đặc sản Phú Thọ

Nhắc đến củ sắn (phía Nam gọi là củ mì), nhiều người thường chỉ nghĩ tới những món ăn được chế biến từ củ như sắn nướng; sắn luộc mà không biết rằng lá sắn cũng ăn rất ngon. Chẳng biết từ đâu và khi nào người Phú Thọ nghĩ ra cách muối chua rau sắn để chế biến thành các món ăn. Có lẽ xuất phát từ những năm đói khổ; thiếu thốn nhiều bề nên người Phú Thọ phải dùng ngọn rau sắn để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Và ngày nay, rau sắn đã trở thành món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Bánh ít lá gai – Tinh hoa ẩm thực và ký ức người miền Trung

Bánh ít lá gai không chỉ là món quà quê mộc mạc của người miền Trung, mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống, phong tục và ký ức của bao thế hệ nơi dải đất đầy nắng gió.

Vịt nấu chao hương vị miền tây

Nhắc đến vịt nấu chao, người ta thường nhớ ngay một góc bếp miền Tây, nơi mùi chao quyện với khói lửa và tiếng nói cười xôm tụ. Món ăn ấy không chỉ đơn thuần là thức quà ngon miệng, mà còn là câu chuyện của ruộng đồng, của bến nước, của những buổi chiều mưa tầm tã rồi cả nhà ngồi quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói.

Lẩu cá linh bông điên điển – Hương vị mùa nước nổi miền Tây

Đến miền Tây độ tháng 8, tháng 9, khi con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về mênh mông bưng biền, cá linh theo dòng lũ về đầy ghe. Cá linh đầu mùa béo tròn, xương mềm, thịt ngọt thơm đặc trưng mà chỉ ai từng ăn mới hiểu được cái ngon riêng biệt ấy.

Mắm Chua Tây Ninh – Tinh Hoa Ẩm Thực Vùng Đất Thánh

Mắm chua Tây Ninh – món đặc sản dân dã nhưng đầy lôi cuốn – là sự giao thoa độc đáo giữa văn hóa ẩm thực Khmer và tinh thần sáng tạo của người dân bản địa. Với vị chua dịu, mặn vừa và hương thơm đậm đà, mắm chua không chỉ là món ăn mà còn là ký ức tuổi thơ của bao người con miền Đông Nam Bộ.

Bún chả Hà Nội – Hồn phố cổ trong từng làn khói bếp than

Nếu phở là linh hồn của bữa sáng Hà Nội, thì bún chả lại là nốt nhạc trầm đầy mê hoặc của buổi trưa ở Thủ đô. Không ai biết chính xác bún chả xuất hiện từ bao giờ – chỉ biết rằng từ những con phố nhỏ trong khu phố cổ đến các ngõ sâu thăm thẳm, mùi thịt nướng thơm lừng trên bếp than hoa vẫn cứ nhẹ nhàng len lỏi vào ký ức của biết bao người con Hà Nội.
Top