banner 728x90

Mì Quảng : món ăn đặc trưng của miền đất Quảng

10/03/2025 Lượt xem: 2388

Khi nhắc tới mì Quảng, mọi người nghĩ ngay đó là món ăn đặc trưng của miền đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Dù món ăn này có mặt ở khắp các tỉnh thành của cả nước, nhưng chỉ có ăn ở Quảng Nam mới cảm nhận hết hương vị đậm đà.

Mì Quảng - món ăn đặc sắc nhất của vùng đất Quảng Nam (Ảnh: internet)

Mì Quảng là món ăn được bắt nguồn từ Quảng Nam – Đà Nẵng xưa. Theo nhiều thông tin, mì Quảng được ra đời từ sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Tàu. Vào thế kỷ 16, dưới thời chúa Nguyễn, đất Hội An trở thành nơi buôn bán ngoại thương đông đúc với thương nhân nước ngoài, và với sự trù phú ở đây, người Tàu đã du nhập vào Quảng Nam- Đà Nẵng xưa khá nhiều, mang theo cả những món ăn đặc sản của họ, trong đó có những món ăn làm từ bột mì gần giống với món mì Quảng bây giờ.

Mì Quảng bò (Ảnh: internet)

Mì Quảng là món mì duy nhất của Việt Nam, tuy nhiên, gọi là mì, nhưng nguyên liệu làm nên sợi mì là bột gạo. Sau một quá trình khá dài thì người ta sẽ cho ra những sợi mì mềm mềm, không quá dẻo cũng chẳng quá khô cứng, mang một màu trắng tinh của bột gạo. Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị nước lèo (nước chan mì). Nước chan mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng.

Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm, trứng cút và thịt heo hoặc gà.. Để có được một bát mì Quảng, đầu tiên người ta cho vào tô là rau sống với đủ loại rau, tiếp đến là sợi mì, sau đó cho nước lèo vào, xếp hành và ngò lá xanh lên trên, đậu phộng rải đều..

Mì Quảng tôm thịt (Ảnh: internet)

 Không như phở, nước lèo của mì quảng có độ đậm đặc ngon ngọt được tạo nên từ các nguyên liệu. Nước chan cho mì rất ít, không bao giờ ngập lên sợi mì, trông hài hòa rất đẹp mắt bởi màu trắng, xanh, vàng xen trộn. Và đặc biệt không thể thiếu khi ăn kèm với nó, chính là bánh tráng (bánh đa).

Mì Quảng được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á. Đó là một món ăn dân dã, hơn nữa nó còn đặc trưng cho tấm lòng người dân Quảng Nam – mộc mạc, chân chất mà đậm đà, thân thương..

Mì Quảng sứa (Ảnh: internet)

Hiện tại, mì Quảng có khá nhiều loại như: Mì cá lóc, mì gà, mi tôm thịt, mì bò,…Hay gần đây nhất là xuất hiện món mì ếch. Mì Quảng không phải là món ăn khó nấu nhưng yêu cầu chuẩn bị nhiều nguyên liệu, thực hiện công phu, tỉ mỉ. Một tô mì Quảng phải đầy đủ các màu sắc, thành phần nguyên liệu tự nhiên như: Tôm, thịt, trứng,…Ngoài ra còn có nước lèo, rau sống 9 vị, thêm cả bánh tráng mè, đậu phộng rang, nước chấm, gia vị chanh, ớt,…Sợi mì phải vàng tươi, mềm mại, dẻo dai. Ăn cùng với loại ớt xanh, to ngon mới đúng điệu. Hương vị đậm đà của mì Quảng hòa quyện với chút vị ớt the cay tạo nên món ngon tuyệt hảo vô cùng.

Mì Quảng gà (Ảnh: internet)

 Mì Quảng còn được ăn kèm với bánh tráng mè đen. Có thể chấm bánh tráng với nước lèo hoặc bỏ vụn bánh, trộn chung vào tô mì. Khi ăn phải ăn kèm với rau sống mà rau sống phải đảm bảo 9 vị để tạo nên hương vị nồng nàn đặc trưng riêng, đó là: Xà lách, húng quế, cải non mới nụ, giá đỗ, ngò rí, rau răm, hành hoa, hoa chuối. Một tô mì Quảng đầy ắp tôm, thịt, trứng,…thơm tí chanh, ớt, bánh tráng mè đen, rau sống nữa là bạn đã được thưởng thức trọn vẹn món ăn đặc sắc nhất của vùng đất chưa mưa đã thấm, rượu Hồng đào chưa nhấm đã say.

L.T (thực hiện)

 

 

Tags:

Bài viết khác

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng được du khách biết tới mà từ lâu, nó nằm trong số những đặc sản nhất định phải thử khi đến Hà Nội. Đây là món ăn thể hiện sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người Hà Nội.

Phở trong văn chương Việt

Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày: phở sáng, phở trưa, phở chiều, phở tối, phở đêm, chỉ cần đói bụng là có thể ăn.

Gỏi lá Kon Tum, hãy thử một lần cho biết

Gỏi lá Kon Tum không chỉ là món ăn, mà còn là cả một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ, thể hiện sự tinh tế của người dân Tây Nguyên.

Gỏi cá trích Kiên Giang

Gỏi cá trích là món ăn khá phổ biến tại các tỉnh thành ven biển. Tuy nhiên, có dịp thưởng thức gỏi cá trích Kiên Giang thì bạn sẽ cảm nhận hương vị rất khác biệt. Vùng biển của nơi đây đã nuôi dưỡng nên loại cá trích ngọt thịt, hương vị đậm đà. Qua cách chế biến của người dân địa phương, món gỏi cá trích càng trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.

Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng

Khi những đợt gió thu se lạnh bắt đầu tràn về, trên những triền núi đá vôi của vùng đất biên giới Cao Bằng, những cây dẻ cổ thụ cũng vào mùa trĩu quả. Hạt dẻ Trùng Khánh là một trong những món đặc sản nức tiếng, mang theo hương vị thơm dịu, ngọt bùi đặc trưng, không chỉ là món quà của thiên nhiên ban tặng mà còn là một phần nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực nơi đây.

Lẩu cá đuối, món ngon Vũng Tàu

Một trong những món ăn được du khách cho rằng phải thưởng thức khi đến TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là món lẩu cá đuối, hấp dẫn với mùi thơm, vị ngọt thanh kèm chua nhẹ rất ngon miệng.

Món ngon miền Tây Nam Bộ: Lẩu mắm

Được thiên nhiên ưu ái nhiều sản vật, trở thành nguồn nguyên liệu phong phú để làm nên nhiều món ngon trứ danh, miền Tây từ lâu đã nổi tiếng với món lẩu mắm, một món ăn đặc sản mang đậm nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt vào mùa nước nổi, lẩu mắm lại càng thơm ngon, hấp dẫn, chất lượng.

Món canh thụt của đồng bào S'tiêng

Bình Phước là tỉnh thành có diện tích lớn nhất khu vực miền Đông Nam Bộ. Nơi đây có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú với nhiều món ăn độc đáo, lạ miệng, trong đó có món canh thụt của đồng bào S'tiêng.
Top