banner 728x90

Bánh hỏi An Nhứt

04/04/2025 Lượt xem: 2353

Nếu có dịp đi qua xã An Nhứt, huyện Long Điền (cách TP. Bà Rịa chừng 8km), ai cũng muốn dừng chân thưởng thức món bánh hỏi thơm, ngon nổi tiếng ở quán An Nhứt (quốc lộ 55, huyện Long Điền).

Bánh hỏi An Nhứt có tuổi đời gần 60 năm. Bánh hỏi ở đây được làm khá công phu từ gạo và nếp. Gạo làm bánh hỏi là loại gạo thơm nổi tiếng của huyện Long Điền, ngâm chung với nếp trong vòng 10 tiếng đồng hồ, rồi xay nhuyễn, hấp cách thủy 20 phút. Sau đó, đưa vào khuôn và ép thành từng mảng như những chiếc lưới mỏng đan vào nhau. Công thức làm bánh chung là vậy, nhưng so với bánh hỏi ở những nơi khác, bánh hỏi ở đây vừa có độ thơm, bùi, dai và dẻo hơn là do bí quyết gia truyền của quán.

Thưởng thức bánh hỏi, thông thường gồm có: thịt heo nướng, chả giò, phía trên có rắc thêm đậu phộng giã  dập. Miếng thịt nướng được tẩm ướp gia vị rất vừa miệng; chả giò bổ dọc đôi, nhân của chả giò chủ yếu là thịt, tôm, nấm mèo và rau thơm, luôn giòn và nóng hổi.

Bà Trần Thị Anh Đào, chủ quán cho biết, nguyên liệu để làm nên bánh hỏi “nổi tiếng” này không có gì đặc biệt, thậm chí là rất dân dã như gạo và thịt heo. Nhưng điều làm nên hương vị riêng của nó, khiến ai đã một lần ăn cũng phải nhớ những tấm bánh hỏi thơm, bùi chính là món nước chấm. Nước chấm được pha chua ngọt được trộn lẫn với đồ chua gồm ngó sen, cà rốt và củ cải… nhưng công thức pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Món này ăn kèm với 7 loại rau sống như: cần, xà lách, rau húng, rau quế, cải xanh, diếp cá, ngò rí... và những lát dưa leo cắt dọc.

Thưởng thức món bánh hỏi cần đến sự khéo léo của đôi tay, miếng bánh tráng mỏng  trải ra, xếp rau cải xanh, xà lách cùng các loại rau thơm, rồi tới lá bánh hỏi, dong thịt nướng hoặc chả giò cuốn tròn lại chấm nước mắm ớt ngó sen.

 Chị Nguyễn Thanh Hương, ở quận 3, TP.Hồ Chí Minh cho biết: “Bánh hỏi thì nhiều nơi, nhiều vùng miền có, nhưng mỗi nơi mang hương vị, sắc thái riêng của con người và vùng đất nơi đó. Tôi  cho rằng bánh hỏi An Nhứt có những bí quyết ẩm thực riêng đã thật sự chinh phục người thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, ăn chỉ biết no mà không biết ngán”.

An Nhật (Báo BR-VT)

 

Tags:

Bài viết khác

Lẩu cá linh bông điên điển

Mùa nước nổi được ví như một bức tranh thiên nhiên nổi bật của miền Tây Nam Bộ với những hồ sen hồng rực rỡ, hoa súng tím miên man cùng nhiều loài chim quý bay rợp trời...Cá linh là một trong những đặc trưng không thể bỏ qua của miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn truyền thống của người Hoa du nhập vào Nam Bộ từ thế kỷ 17. Món hủ tiếu được người dân Mỹ Tho cải biến theo khẩu vị địa phương và kể từ thập niên 1960 cho đến nay đã nổi tiếng khắp nơi. Hủ tiếu đã chinh phục được rất nhiều thực khách trong và ngoài nước, giống như phở Hà Nội, bún bò Huế, cao lầu Hội An. Theo thời gian, hủ tiếu Mỹ Tho dần được Việt hóa và trở thành một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của Nam Bộ (bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang).

Bánh khọt Vũng Tàu

Bánh khọt là một trong những món đặc sản của thành phố biển Vũng Tàu và cùng là một trong 12 món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á. So với nhiều món ăn cầu kỳ khác, bánh khọt dân dã, mang hương vị rất riêng của miền biển Vũng Tàu được nhiều người ưa thích, từ người dân địa phương cho đến khách thập phương và cả du khách quốc tế.

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng được du khách biết tới mà từ lâu, nó nằm trong số những đặc sản nhất định phải thử khi đến Hà Nội. Đây là món ăn thể hiện sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người Hà Nội.

Phở trong văn chương Việt

Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày: phở sáng, phở trưa, phở chiều, phở tối, phở đêm, chỉ cần đói bụng là có thể ăn.

Gỏi lá Kon Tum, hãy thử một lần cho biết

Gỏi lá Kon Tum không chỉ là món ăn, mà còn là cả một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ, thể hiện sự tinh tế của người dân Tây Nguyên.

Gỏi cá trích Kiên Giang

Gỏi cá trích là món ăn khá phổ biến tại các tỉnh thành ven biển. Tuy nhiên, có dịp thưởng thức gỏi cá trích Kiên Giang thì bạn sẽ cảm nhận hương vị rất khác biệt. Vùng biển của nơi đây đã nuôi dưỡng nên loại cá trích ngọt thịt, hương vị đậm đà. Qua cách chế biến của người dân địa phương, món gỏi cá trích càng trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.

Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng

Khi những đợt gió thu se lạnh bắt đầu tràn về, trên những triền núi đá vôi của vùng đất biên giới Cao Bằng, những cây dẻ cổ thụ cũng vào mùa trĩu quả. Hạt dẻ Trùng Khánh là một trong những món đặc sản nức tiếng, mang theo hương vị thơm dịu, ngọt bùi đặc trưng, không chỉ là món quà của thiên nhiên ban tặng mà còn là một phần nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực nơi đây.
Top