banner 728x90

Tháp cổ hơn nghìn tuổi ở Quảng Nam, dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có khó tìm

16/10/2024 Lượt xem: 2675

Tháp cổ Bằng An hơn 1.000 năm tuổi là tháp Chăm có kiến trúc hình bát giác độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại cho đến ngày nay tại Việt Nam.

Tháp Bằng An tọa lạc tại phường Điện An (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), cách Hội An 14km và cách TP Đà Nẵng khoảng 27km.

Theo các nhà nghiên cứu, tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ X, được dùng làm nơi thờ cúng và tế lễ. Bên trong tháp thờ thần Shiva (tượng trưng bằng Linga).

Tháp Bằng An là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất còn lại của nền văn hóa Chămpa.

Dù trải qua cả nghìn năm lịch sử, bị thiên nhiên và chiến tranh làm hư hại một số chi tiết, nhưng kiến trúc độc đáo của tháp cổ vẫn còn khá nguyên vẹn.

Đặc biệt, đây là ngôi tháp hình bát giác duy nhất còn lại cho đến ngày nay tại Việt Nam và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1989.

Một số hình ảnh về ngôi tháp 1.000 năm tuổi:

Nằm trong khuôn viên khoảng 4.000m2 đầy cây xanh, tháp Bằng An mang dáng vẻ trầm mặc, huyền bí

Tháp có hình bát giác, mỗi cạnh dài 4m, cao 21,5m. Cấu trúc tháp gồm tiền sảnh và điện thờ

Phần tiền sảnh khá dài, với cửa chính ở hướng Đông để đón nắng mặt trời

Hai bên là 2 cửa phụ. Vào năm 1943, Pháp đã trùng tu thành 2 cửa sổ

Nhìn từ trên cao, điện thờ gồm 3 phần: Đế, thân bát giác và mái hình chóp được tạo thành bởi 8 mặt cong dần về phía đỉnh

Tháp được tô điểm bằng các đường kỷ hà ở phần tiếp giáp giữa đế và thân tháp, cũng như giữa thân và đỉnh tháp

Trước cổng chính có 2 bức tượng Gajasimha (linh thú với đầu voi, thân sư tử) bằng sa thạch

Điện thờ có hình dáng như 1 khối Linga khổng lồ, còn mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni gắn liền với tín ngưỡng của người Chăm

Khác các tháp Chămpa khác, điện thờ tháp Bằng An có mặt bằng bát giác và không có các yếu tố trang trí đặc trưng như: Cột ốp, cửa giả, hoa văn

Bên trong tháp có tượng Linga, biểu tượng của thần Shiva nhưng hiện chỉ còn lại bệ thờ

Phần đỉnh chóp nhìn từ bên trong điện thờ. Do trải qua nhiều biến động nên phần đỉnh đã mất các chi tiết trang trí ở các cạnh

Tháp xây bằng gạch nung, không thấy mạch vữa nhưng rất bền vững

Trong khuôn viên tháp còn lưu giữ một bia đá khắc những ký tự cổ Chămpa. Tháp Bằng An là địa chỉ lý tưởng cho những du khách muốn khám phá văn hóa Chămpa và chiêm ngưỡng công trình với kiến trúc vô cùng độc đáo

 

Theo vietnamnet.vn

Tags:

Bài viết khác

Chùa Mèo và sự tích ‘miêu thần' cứu thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Mèo ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời với sự tích “miêu thần cứu chúa” đầy ý nghĩa.

Dinh Cô Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu) – Dấu ấn kiến trúc và tín ngưỡng dân gian vùng biển

Nằm nép mình dưới chân núi Thùy Vân, hướng mặt ra biển khơi, Dinh Cô không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng của ngư dân Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) mà còn là công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Linh Sơn Cổ Tự – Trầm mặc lịch sử và tinh thần Phật giáo giữa lòng Vũng Tàu

Linh Sơn Cổ Tự, tọa lạc tại số 104 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, không chỉ là ngôi chùa cổ nhất của vùng đất này mà còn là biểu tượng văn hóa – tâm linh mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời. Với gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Linh Sơn Cổ Tự ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân và du khách bởi sự kết tinh tinh thần Phật pháp cùng kiến trúc truyền thống độc đáo.

Những ngôi chùa đặc biệt ở Trường Sa

Trên các đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa của quần đảo Trường Sa đều có màu ngói đỏ của ngôi chùa Việt thấp thoáng trong những tán cây xanh.

Hành trình tâm linh qua ba ngôi chùa cổ trăm tuổi tại Cần Thơ

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc qua các ngôi chùa cổ.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TP.Hồ Chí Minh

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP.Hồ Chí Minh, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định

Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm và cổ kính.

Khu di tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Top